Trang chủ Kinh tế
09:30 | 12/02/2016 GMT+7

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội: Việt Nam tự thua trên thị trường bán lẻ

aa
Nếu không có một cuộc cách mạng, giải cứu toàn diện về nhân lực, chiến lược, liên kết, quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh thì thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chẳng còn gì...

chu tich hiep hoi sieu thi ha noi viet nam tu thua tren thi truong ban le

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ tự thua trên thị trường bán lẻ nếu không có cách mạng trong bán lẻ là nhận định của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội trong cuộc trò chuyện với Đất Việt về những biến động trên thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015.

Mạnh ít, yếu nhiều

Năm 2015, ngay sau khi hoàn tất thương vụ mua lại hệ thống 19 siêu thị Metro Việt Nam của tập đoàn bán lẻ Metro (Đức), ông chủ tập đoàn Thái Lan Berli Jucker đã tuyên bố muốn mua lại chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam của tập đoàn Casino (Pháp). Ngoài ra, tập đoàn Central Group của Thái Lan cũng đánh tiếng muốn tham gia thương vụ này.

Đánh về thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi hai hệ thống bán lẻ lớn bậc nhất và có lịch sử nhiều năm kinh doanh ở Việt Nam đã và sắp bị thâu tóm, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nhưng chúng ta chưa biết cách khai thác, kể cả về chiến lược phát triển cũng như trên mỗi mặt trận cụ thể của doanh nghiệp và các bộ, ngành.

"Việt Nam có một đề án phát triển thương mại trong nước, nhưng những điều kiện cần và đủ cho nó lại không có: nhân lực, tài lực, sự liên kết, tổ chức lại sản xuất... Nền công nghiệp bán lẻ muốn phát triển thì ngành sản xuất trong nước phải mạnh. Trong khi đó, tại Việt Nam, sau khi tập đoàn BJC mua Metro, đến Big C cũng đang rục rịch được bán, dù chưa công bố chính thức nhưng đến 70% sẽ rơi vào tay Thái Lan. Nếu thành công, thị phần của Thái Lan về mạng lưới bán lẻ, doanh số rất lớn vì riêng Metro đã có 19 điểm, Big C có 32 điểm. Tổng số điểm của các siêu thị nước ngoài ở Việt Nam khoảng 100, thì Thái Lan chiếm một nửa, ngoài ra Lotte, Aeon, Emart...

Điều quan trọng là Thái Lan đã thâm nhập thị trường Việt Nam rất lâu. Thị trường Thái Lan đã bão hòa với 65% là siêu thị, trong khi đó khoảng cách giữa Việt Nam, Thái Lan rất gần, hàng hóa Thái Lan đã quen thuộc với thị trường Việt Nam, dù giá cao hơn một chút nhưng chất lượng thì tốt hơn nhiều. Trong các gia đình Việt Nam, gia đình nào cũng có ít nhất một sản phẩm của Thái Lan, từ nước rửa chén, rổ chậu nhựa, mỹ phẩm, thức ăn nhanh, dụng cụ nhà bếp...

Hàng Thái Lan vào Việt Nam bằng rất nhiều con đường, từ các cửa hàng, siêu thị, các hội chợ được tổ chức hàng năm tại các tỉnh, qua con đường du lịch... Lãnh đạo Thái Lan từng tuyên bố sẽ biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường, còn Chủ tịch Tập đoàn BJC nói thẳng sẽ bán 60% hàng Thái ở 19 điểm của Metro. Ý đồ xâm chiếm thị trường Việt Nam của Thái Lan là rất rõ ràng, điều đó không thể cưỡng nổi và Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh.

Sắp tới, các cuộc mua bán, sáp nhập vẫn còn tiếp tục. Việt Nam cũng có một, hai tên tuổi có thực lực, như Vinmart, Co.opmart, trong đó Vinmart tôi cho rằng còn phải nghe ngóng vì họ phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, còn lại tất cả đang co cụm, thậm chí bán mất phần như Citimart, Fivimart, Nguyễn Kim... Thị trường bán lẻ Việt Nam có kẻ mạnh, kẻ yếu nhưng kẻ mạnh nổi lên ít, còn yếu lại khá nhiều", ông Vũ Vinh Phú chỉ rõ.

chu tich hiep hoi sieu thi ha noi viet nam tu thua tren thi truong ban le

Vì sao thua?

Điểm khiến doanh nghiệp Việt Nam thua, theo vị chuyên gia về thị trường bán lẻ, đó là sản xuất và phân phối trong nước đều yếu. Về khách quan, thị trường nội địa ít được quan tâm, trước đây Việt Nam mải mê xuất khẩu để thu USD, giờ quay lại thị trường nội địa thì đã chậm.

Xét về mạng lưới phân phối, cho đến nay nhiều chợ trong nội thành Hà Nội vẫn mái che, mái vẩy, hạ tầng khu để rác thậm chí còn chưa có. Bản thân doanh nghiệp trong Hiệp hội bán lẻ và Hiệp hội siêu thị để tìm được mảnh đất mở siêu thị ở các địa phương phải mất vài năm, trong khi đó doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần dăm tháng là đặt được cơ sở. Điều đó cho thấy những ưu ái đều được Việt Nam dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều tỉnh, thành như Đà Nẵng, Hải Phòng... mở đại siêu thị ở giữa thành phố khiến tiểu thương và các siêu thị nội sụt giảm doanh số xuống 1/3 sau 6 tháng.

Về sản xuất - đầu vào của thị trường bán lẻ Việt Nam lại manh mún, không có quy trình sản xuất sạch, không có bao bì, nhãn mác, bán ở chợ là chính, hàng ngon, hàng đẹp không vào được siêu thị và tạo chỗ trống cho hàng ngoại xâm chiếm.

"Doanh nghiệp Việt cạnh tranh không bình đẳng, không dài sức, tự hại nhau, chiết khấu vào siêu thị cao. Ngoài chiết khấu 10-15% hàng hóa đưa vào siêu thị, các nhà cung ứng còn phải nộp phí tạo mã hàng triệu đồng, phí sinh nhật, phí đứng đầu kệ... Nhiều nhà cung ứng phải lập chuỗi bán lẻ riêng, không đưa vào siêu thị nữa, mặc dù đứng trong siêu thị có ưu điểm là có thể giới thiệu thương hiệu, bảo quản tốt hơn. Nhà cung ứng không chịu nổi chi phí khi nó chiếm tới 30-40% lợi nhuận, đến người sản xuất cũng không được như thế. Bây giờ 1 gói thạch 16.000 đồng mà phí tạo mã 1 triệu đồng, rồi gói thạch 4.000 đồng lại mất 1 triệu đồng phí tạo mã khác, nhà sản xuất nào chịu nổi? Việt Nam không có một nền thương mại công bằng, người bán lẻ ép người sản xuất, hàng hóa qua nhiều khâu trung gian đẩy giá lên", ông Vũ Vinh Phú bức xúc.

Một vấn đề khác được ông Phú đề cập, đó là toàn bộ ngành bán lẻ Việt Nam chưa có một chiến lược đầy đủ, vốn liếng ít, không lập chuỗi được, không đầu tư vào sản xuất, thu mua được, giá cao.

"Tôi mua cà chua ở Metro chỉ có 10.000 đồng/kg nhưng ở chợ Hoàng Ngọc Phách (Hà Nội) xe thồ bán tới 15.000 đồng/kg. Ở Lotte khuyến mại rất khủng: 1 gói mì chính 450gr chỉ có giá 10.000 đồng, 1 hộp sữa Phương Nam 18.000 đồng chỉ còn 5.000 đồng... Bằng cách này, các doanh nghiệp FDI dìm doanh nghiệp Việt rồi chiếm thị phần, chiếm khách hàng thân thiết, còn doanh nghiệp Việt buông trận địa. Bây giờ một số siêu thị Việt vào Lotte, Metro mua hàng về bán, như thế khác gì đi làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Xét các yếu tố cạnh tranh về giá, chất lượng, công nghệ quản lý nguồn nhân lực Việt Nam đều thua. Riêng về nguồn nhân lực, tới 80% giám đốc siêu thị ở Việt Nam chưa qua đào tạo bán lẻ mà chỉ là tay ngang đi làm thuê", ông Vũ Vinh Phú dẫn chứng.

Thế nhưng điều khiến ông Vũ Vinh Phú đau đầu nhất là sự liên kết. Ở Việt Nam tồn tại tình trạng 10 siêu thị cử 10 người đi mua dầu ăn mà không mua chung bán chung được. Ngoài ra, sự liên kết giữa sản xuất và phân phối hết sức lỏng lẻo. Bằng chứng là trứng gà Ai Cập ở Vĩnh Phúc có 20.000 đồng/chục quả không ai mua, trong khi đó ở siêu thị vẫn 40.000 đồng.

"Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Tại sao các tổng công ty thương mại không lên thu mua cho dân để dịu giá xuống hay ngồi máy lạnh để chờ người ta mang trứng đến?", ông Phú đặt câu hỏi.

Cần phải xem lại "cần anten" của các nhà làm thương mại Việt Nam, đặt biệt là các công ty nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhấn mạnh. Ông dẫn trường hợp cụ thể của một tổng công ty thương mại nhà nước: nhiều năm nay bách hóa thiếu nhi của doanh nghiệp này trống trơn còn trên phố Lương Văn Can, đồ chơi trẻ em Trung Quốc chiếm lĩnh. Bách khoa Tổng hợp bị đại gia mua lại chiếm tới 80-90% thị phần, khách vắng bóng vì toàn bán hàng xịn, vốn của tổng công ty thương mại nhà nước ở Hà Nội có khả năng giảm từ 19% xuống còn 9%. Những địa điểm khác của doanh nghiệp này được đem cho thuê để bán váy cưới, xe đạp điện, mỹ nghệ... Nhà phân phối chỉ có vốn, nhân lực và mạng lưới, bây giờ mất mạng lưới thì làm được gì?

Rõ ràng, cần phải thắng thắn nhìn nhận rằng Việt Nam đã thua toàn diện, ông Phú nói. Cho đến nay, hàng nông sản thực phẩm Việt Nam trong siêu thị vẫn có thể đứng chân tương đối dài lâu nhưng hàng công nghiệp tiêu dùng đã bị lấn át.

"Trứng, dưa hấu, cam... nông dân Việt sản xuất ra đầy nhưng ai đến đó thu mua hay để thương lái đến ép? Một khi sản xuất "chết" thì phân phối cũng "chết" luôn, mà "chết" phân phối chính là "chết" hàng Việt. Nếu người dân Việt Nam cứ duy trì sản xuất theo kiểu tưới cả dầu nhớt cho rau muống, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi... thì đúng là hàng Thái, Trung Quốc ép hàng Việt nhưng chính chúng ta hại chúng ta trước.Việt Nam không phải là không có lối thoát, cơ hội, thách thức có nhưng thách thức nhiều hơn cơ hội, vượt qua được hay không là do chính chúng ta", ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Cần một cuộc cách mạng

Để giải quyết bài toán của thị trường bán lẻ, trước tiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, phải có chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam và chiến lược đó phải gắn liền với sản xuất. Một khi mối liên kết này vững mạnh, chi phí sẽ giảm đi nhiều và hàng Việt có thể cạnh tranh được với hàng ngoại. Với việc ký kết các hiệp định FTA, TPP, AEC, Việt Nam sẽ quan hệ kinh tế với 55 nước, hàng hóa của 55 nước sẽ vào Việt Nam với thuế suất từ 0-5%, hàng Việt sẽ vô cùng khó khăn, cho nên phải xây dựng chiến lược bán lẻ, liên kết lại, mua chung bán chung, đào tạo nguồn nhân lực...
Mặt khác, phải xây dựng quản trị doanh nghiệp cho tốt, ông Phú chỉ rõ. "Cách đây 20 năm, khi tôi làm siêu thị đầu tiên ở Hà Nội, tỷ lệ mất và thiếu là 1,8/1.000, tức bán được 1.000 tỷ đồng thì chỉ bị thiếu 1,8 triệu đồng. Nhưng bây giờ có siêu thị mất 40 triệu đồng một lúc không biết lý do gì, thậm chí có siêu thị mất hàng tỷ đồng. Khi quản lý, kinh doanh đều kém thì còn lại gì?", ông dẫn chứng.

Đặc biệt, vị chuyên gia lưu ý cần bớt đi những méo mó trong thị trường để cạnh tranh bình đẳng. Bình ổn là bình ổn khâu sản xuất chứ không phải bình ổn khâu bán lẻ. Đồng thời, Nhà nước phải phân bổ nguồn lực cho thị trường nội địa, Việt Nam phải đi lên từ kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp chứ không phải từ tàu thủy, ô tô, tên lửa vũ trụ...

Theo ông Vũ Vinh Phú, từ kinh nghiệm ở các nước cho thấy, khi doanh nghiệp bán lẻ đầu tư vào Việt Nam lẽ ra phải có quy định lượng hàng của nước bạn chỉ chiếm khoảng 30% nhưng Việt Nam lại không hề có mà đi kiểm tra nhu cầu kinh tế. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp đã tiến hành liên doanh liên kết, nhờ thế Aeon có 19 điểm của Fivimart, hàng chục điểm của Citimart, Thái Lan cũng có 51 điểm. Đáng lưu ý, Thái Lan không những đầu tư vào phân phối mà còn đầu tư vào sản xuất. Hiện nay, có tới 80% sản phẩm thịt, gà trên quầy siêu thị Việt Nam là của Tập đoàn CP Thái Lan. Họ đầu tư cả giống, phân bón, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ... nông dân Việt đi làm thuê cho doanh nghiệp Thái và họ bắt đầu ép. Rõ ràng bước đi của doanh nghiệp bán lẻ ngoại hết sức khôn ngoan.

"Nếu không có một cuộc cách mạng, giải cứu toàn diện về nhân lực, chiến lược, liên kết, quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh thì thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chẳng còn gì. Các siêu thị Việt Nam không có gì cá biệt, ít đổi mới, thậm chí còn tự hại nhau, văn hóa kinh doanh, phục vụ đều kém... Phải nhìn thẳng vào sự thực này để từ đó có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực bán lẻ nếu không chắc chắn Việt Nam sẽ bị lấn át", ông Vũ Vinh Phú kết luận.

Hàng Trung Quốc thay đổi để cạnh tranh thị phần

Theo ông Vũ Vinh Phú, hàng Trung Quốc đến nay vẫn thắng thế ở hàng may mặc, đồ chơi, gia vị ăn uống, đồ da, điện tử... Hàng Trung Quốc vào được thị trường Việt Nam là do tài của họ, áp đảo về giá rẻ, họ miễn thuế, phí nhiều, thậm chí cả tiền điện. Ở Chiết Giang, công xưởng lắp ráp xe máy ở trong nhà dân nên mới có 13 triệu đồng/xe máy đập hộp, bộ complet 70.000-80.000 đồng...

Hàng Trung Quốc vào siêu thị Việt Nam không nhiều vì đòi hỏi hợp đồng, chứng từ, hóa đơn, thay vào đó nó ra chợ lẻ, hàng rong, bán qua mạng là nhiều.

Sự xâm nhập của hàng Thái Lan vào Việt Nam làm thị phần hàng Trung Quốc bị thu hẹp, vì thế hàng Trung Quốc sẽ thay đổi nâng chất lượng lên. Hiện Việt Nam có hai phân khúc tiêu dùng: người giàu mua hàng xịn, vào siêu thị mua đồ, còn người nghèo ra chợ, chịu rủi ro lớn về an toàn thực phẩm, hàng dởm, hàng giả... Chính vì thế, hàng Trung Quốc vẫn có chỗ đứng ở thị trường Việt Nam, đặc biệt là tìm về các vùng nông thôn, ông Phú cho biết.

Theo Đất Việt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Nhà đầu tư kém vui dù thị trường đã có tuần tăng điểm trở lại

Nhà đầu tư kém vui dù thị trường đã có tuần tăng điểm trở lại

Với 3/5 phiên tăng điểm, chỉ số VN-Index đã cắt được chuỗi 2 tuần giảm điểm. Tuy nhiên, các diễn biến của thị trường trong phiên cuối tuần vẫn khiến nhà đầu tư khó có được tâm lý lạc quan.
Quảng bá, xúc tiến thương mại: địa phương linh hoạt cách thức tiếp cận thị trường

Quảng bá, xúc tiến thương mại: địa phương linh hoạt cách thức tiếp cận thị trường

Nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thế mạnh của địa phương mình đến với khách hàng trong và ngoài nước, các hoạt động xúc tiến thương mại đã được nhiều tỉnh, thành chú trọng với nhiều cách làm đa dạng, hiệu quả.
Chuyên gia khó dự đoán hướng đi của vàng trong tuần này

Chuyên gia khó dự đoán hướng đi của vàng trong tuần này

Cả giới chuyên gia cùng nhà đầu tư bán lẻ đều cho rằng, khó có thể dự đoán hướng đi của vàng trong tuần này, bởi kim loại quý này vẫn đang bị chi phối bởi tình hình hình tại Trung Đông, bầu cử Mỹ và cuộc họp chính sách của Fed.
Lợi nhuận toàn thị trường tăng trưởng 21,6% trong quý III/2024, nhóm VN30 dẫn dắt

Lợi nhuận toàn thị trường tăng trưởng 21,6% trong quý III/2024, nhóm VN30 dẫn dắt

Theo thống kê từ Fiintrade, tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường duy trì tốc độ ổn định so với 2 quý trước. Xét theo quy mô vốn hóa, nhóm VN30 đã dẫn dắt đà tăng trưởng lợi nhuận.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tham gia lễ dâng y Kathina tại Thái Bình

Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tham gia lễ dâng y Kathina tại Thái Bình

Ngày 2/11, Đoàn công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan do ông Nguyễn Viết Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội, dẫn đầu đã tham gia lễ dâng y Kathina tại chùa Phúc Minh Theravāda, tỉnh Thái Bình theo lời mời của Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam.
Tiếng Việt kết nối thế hệ trẻ Việt Nam - Nhật Bản

Tiếng Việt kết nối thế hệ trẻ Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 2/11, tại trường Đại học Ngoại ngữ Kanda (tỉnh Chiba, Nhật Bản) đã diễn ra Cuộc thi hùng biện tiếng Việt lần thứ 18. Cuộc thi góp phần thiết thực tăng cường truyền bá tiếng Việt tại Nhật Bản nói riêng và thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Nhật nói chung.
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Cuba tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Một Ấn Độ đa dạng, độc đáo ở Việt Nam

Một Ấn Độ đa dạng, độc đáo ở Việt Nam

Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ". Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
Ươm mầm hữu nghị biên cương

Ươm mầm hữu nghị biên cương

Bước lên sân khấu của chương trình "Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào: Sắt son một niềm tin" vào tháng 10/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô bé Nang Tùn Pheng Khăm Sỉ, học sinh lớp 11 trường PTTH cụm Xi Bun Hâu, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) rạng rỡ nở nụ cười khi gặp lại những người lính biên phòng Việt Nam.
Tàu 267 Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tàu 267 Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tàu 267 của Vùng 2 Hải quân cấp cứu kịp thời ngư dân bị tai nạn lao động trên vùng biển Việt Nam - Indonesia.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (3/11): Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc

Thời tiết hôm nay (3/11): Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/11, khu vực Bắc Bộ trời lạnh, có nơi trời rét vào đêm và sáng sớm.
Thời tiết hôm nay (1/11): Bắc Bộ trở rét

Thời tiết hôm nay (1/11): Bắc Bộ trở rét

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 1/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Do mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cảnh báo có lũ quét, sạt lở.
Thời tiết hôm nay (28/10): Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, miền Trung mưa to

Thời tiết hôm nay (28/10): Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, miền Trung mưa to

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 27/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Chiều 27/10, sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thời tiết hôm nay (27/10): Bão số 6 gây mưa lớn ở miền Trung

Thời tiết hôm nay (27/10): Bão số 6 gây mưa lớn ở miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), từ sáng sớm 27/10 đến đêm 28/10, khu vực Quảng Bình đến Quảng Trị có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, cục bộ có nơi trên 600mm.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động