Chít đót: Lộc rừng đầu xuân ở xứ Quảng
Bài chòi đầu năm, một nét văn hoá độc đáo xứ Quảng |
Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng |
Nhiều người dân vùng núi Phước Sơn đi bứt chít đót về bán |
Sau những trận mưa rừng, mùa này miền núi Phước Sơn đầy nắng ấm, và cũng là mùa của những cây chít đót. Tại xã Phước Năng, những đoàn người đi hái lộc đầu năm miệng nhai trầu đỏ thắm, trên tay là một con dao nhỏ.
Chít đót được phơi khô để bán được giá hơn |
Mỗi chuyến vào rừng tìm cây đót, người ta tranh thủ thu hoạch cả lá đót, bông đót và con sâu đót. Anh Hồ Văn Thời (thôn 2, xã Phước Năng) cho biết: “Mình cứ kiếm được 10 cây đót thì bó lại một bó, bán được 1.500 đồng. Làm một ngày, mỗi người cũng có thể kiếm được khoảng 80-100 nghìn đồng, người khỏe có thể kiếm gấp đôi. Công việc này phù hợp với cả những phụ nữ, trẻ em và người già nên ai cũng làm được.
Hái chít đót kiếm thêm thu nhập ngay đầu năm mới |
Mặc dù công đoạn bứt đót khá vất vả, nhiều trường hợp phải đối mặt với hiểm nguy bởi đót thường mọc từng bụi, lùm ở nơi có độ dốc cao, muốn bứt đót phải dùng hai chân trụ vững ở độ nghiêng khá cao, đồng thời một tay nắm giữ lá đót trên cùng, tay còn lại nắm bông đót kéo ngược về phía sau!.
Chít đót tươi vừa hái về được thương lái thu mua ngay bên đươgf |
Bù lại những vất vả, thu nhập từ bứt đót cũng khá. Anh Hồ Văn Thời và nhiều người khác cho biết, trung bình mỗi ngày các anh bứt được khoảng 50 - 70kg, nếu cân tươi thì 2.500đ/kg cho loại bông đót mới trổ và 2.000đ/kg cho loại đót già. Còn phơi khô thì thương lái sẽ thu mua với giá 8.000đ/kg. Mỗi ngày sau khi trừ ăn uống, bình quân thu nhập khoảng 80.000 – 100.000đ/ngày/ người… đó là một khoản thu nhập đáng kể với người dân vùng cao nghèo khó này.
Người dân bán chít đót cho thương lái |
Trong khi đó mùa bứt đót kéo dài hết tháng Giêng âm lịch nên thời gian cho bà con lên nói bứt đót còn kéo dài. Mỗi năm, người ta khai thác từ khu vực này khoảng vài trăm tấn đót tươi. Việc ăn nên làm ra của các doanh nghiệp sản xuất chổi đót đang tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở vùng núi này. Mọi người gọi đó là “lộc xuân”.
Chít đót có giá nên người dân vùng núi tranh thủ đi hái mang về bán |
Không chỉ với xã Phước Năng, mà người dân các Phước Thành và nhiều xã miền núi khu vực Đăk Glei (Kon Tum) này cũng tấp nập người đi bứt đót. Lộc rừng đầu năm hy vọng sẽ đem lại nguồn lợi cho người dân, khởi đầu cho một năm mới khấm khá hơn.
Bài chòi đầu năm, một nét văn hoá độc đáo xứ Quảng Hội bài chòi được khai mạc từ sáng Mồng Một Tết, làng trên, xóm dưới trong những bộ trang phục đẹp nhất nô nức đến chơi ... |
Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng Với người dân xứ Quảng, cứ mỗi ngày Tết người dân nơi đây thường làm một loại bánh đặc biệt để phục vụ Tết. Loại ... |
Làng hương truyền thống xứ Quảng tất bật vào vụ Tết Với gần 800 tấn hương được sản xuất mỗi năm, làng Quán Hương (Quảng Nam) là làng sản xuất hương lớn nhất nhì miền Trung. |