Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế
Nhìn lại những hình ảnh lịch sử hiếm có về chiến thắng Điện Biên Phủ |
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam |
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng sau 56 ngày đêm.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cũng là thắng lợi chung của tất các các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Ngày 7/5/1954 đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Đã 66 năm trôi qua, những ký ức về tháng ngày gian khổ nhưng hào hùng vẫn còn vẹn nguyên và không gì có thể làm phai mờ.
Dưới góc nhìn quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ không những là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.
Bộ đội Việt Nam vẫy cờ trên nóc hầm của chỉ huy lực lượng Pháp trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. (Ảnh tư liệu) |
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 được kênh truyền hình Pháp France 24 nhận định là “một đòn anh dũng” giáng vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, là “một thời khắc quan trọng trong lịch sử” của Việt Nam và “một cột mốc trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”.
Tờ The New York Times cho rằng, sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ “đặt dấu chấm hết cho sự ảnh hưởng quân sự của Pháp tại châu Á”.
Tờ Frontline của Ấn Độ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ như sau: Chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy “một nước châu Á nhỏ bé đã đánh bại một cường quốc thực dân châu Âu hùng mạnh” và là “động lực to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới”.
Theo nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Ivan Cadeau, trận Điện Biên Phủ thực sự là “tấn bi kịch với những binh lính Pháp, những người trú ẩn trong căn hầm được đào sâu trong lòng các ngọn đồi được đặt tên theo những người phụ nữ, trải qua nhiều trạng thái đan xen, từ tin tưởng tuyệt đối đến ủ rũ, từ hy vọng đến tan vỡ ảo tưởng, cho đến một chung cuộc cuối cùng”.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post khẳng định: “Trận Điện Biên Phủ năm 1954 và thất bại ê chề của Pháp là một trong những sự kiện quan trọng nhất của thời kỳ sau Thế chiến II. Nó báo hiệu ngày tàn của các nước thực dân châu Âu tại châu Á, bởi sau đó, vào năm 1957, thực dân Anh đã phải rút khỏi Malaysia”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) cùng các tướng lĩnh quân đội Việt Nam hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3/1954. (Ảnh tư liệu) |
Tờ Pathetlao (Đất nước Lào) số ra ngày 6/5 đã có bài viết mang tiêu đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam” ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định đây là chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
Theo bài viết, chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 vừa là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước, vừa là nguồn động lực to lớn trong công cuộc đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Bài viết khẳng định, trận Điện Biên Phủ là thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến thắng này được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử của thế giới vì đã góp phần đập tan thành lũy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, làm sáng tỏ chân lý rằng một quốc gia từng là nửa thuộc địa, nửa phong kiến, với lãnh thổ không rộng, dân không đông, kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, có lực lượng quân sự vừa yếu, vừa thiếu về trang bị, nhưng vẫn có thể đánh bại kẻ thù xâm lược có kinh tế, quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần nhờ biết đoàn kết chặt chẽ và nhờ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã biết sử dụng lực lượng vũ trang toàn dân để thực hiện chiến tranh nhân dân.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng thực dân Pháp trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia là chiến thắng đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Chiến thắng này vừa là chỗ dựa vững chắc, vừa là tấm gương chói lọi cho các quốc gia thuộc địa nổi dậy đấu tranh chống áp bức bóc lột ở nhiều nơi trên thế giới, góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân loại tiến bộ vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tài ngoại giao lay động lòng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tác giả Lường Thị Lan đã có một bài viết về phong cách ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Tạp ... |
Câu chuyện về chiếc ghế và một huyền thoại Hồ Chí Minh trong lòng người dân Ấn Độ Câu chuyện được kể lại bởi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (nhiệm kỳ 2000-2006) và nguyên Đại sứ Việt Nam tại năm nước Bắc ... |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng ... |