Trang chủ Chính trị - Xã hội
19:01 | 06/05/2020 GMT+7

Tài ngoại giao lay động lòng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh

aa
Tác giả Lường Thị Lan đã có một bài viết về phong cách ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 5/2014. Thời Đại xin trích đăng 2 mẩu chuyện trong vô vàn những câu chuyện kể về tài ngoại giao lay động lòng người của Bác.
tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân
tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh Đoàn kết quốc tế cần chủ động và tích cực

tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12/7/1955 (Ảnh tư liệu)

Suốt cuộc đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của nhân dân, Hồ Chí Minh đã giao thiệp với rất nhiều bạn bè trên thế giới, có những người bạn cùng chí hướng, có cả những kẻ thù, trong nhiều hoàn cảnh và trên nhiều vị thế khác nhau. Phong cách ứng xử tài tình của Người trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như phong trao đấu tranh cho nền hòa bình chung của nhân loại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".

Phong cách nói giản dị, thái độ chân thành dễ cảm hóa và thuyết phục lòng người

Nhờ vốn sống phong phú, sự am hiểu tình hình thế giới, đặc biệt nhanh chóng nhận biết được ý định của người đối thoại mà Hồ Chí Minh có thể lựa chọn cách ứng xử hợp lý nhất. Người dùng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn và dễ hiểu song đầy sức thuyết phục để khơi dậy tình cảm nhân văn của người đối thoại, thuyết phục họ chấp nhận lẽ phải.

Chuyến thăm chính thức Pháp năm 1946 có phóng viên đã hỏi Người: “Thưa Chủ tịch Ngài có phải là cộng sản không?”. Điềm tĩnh đi tới lẵng hoa trên bàn, Hồ Chí Minh rút ra những bông hoa đẹp nhất, đem tặng những người có mặt và nói: “Tôi là người cộng sản thế này!”. Không chỉ lời nói, có những hoàn cảnh, chỉ cần một hành động nhỏ của Bác cũng thấy thuyết phục lòng người.

Ngày 24/3/1946, trên con tàu để đàm phán với Đô đốc Đắcgiăngliơ ở Vịnh Hạ Long, khi gặp Người đã chủ động ôm hôn Đô đốc, các đồng chí đi theo thắc mắc, Người nói: "Đánh nhau thì đánh nhau, mình hôn nó một cái thì có mất gì"). Ngày 12/10/1954, nhà văn Ba Lan M.Giulapxky gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sơn Tây. Người ra hiệu cho đồng chí phiên dịch không phải dịch. Khi nghe phóng viên báo Sự thật hỏi, Người trả lời bằng tiếng Nga. Sau đó Người nói chuyện bằng tiếng Ý với phóng viên Tạp chí UNITA, bằng tiếng Anh với phóng viên báo Công nhân, rồi Người vui vẻ giải thích bằng tiếng Pháp tại sao mình nói được nhiều ngôn ngữ như vậy khiến mọi người đều tỏ ra ngạc nhiên, khâm phục.

Đôi lúc Người cũng diễn đạt một cách hài hước, ví von nhưng vẫn giữ được sự tinh tế, sâu sắc để người nghe dễ cảm nhận. Ngày 26/7/1957, cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta với các vị đại diện nước Cộng hòa Dân chủ Đức diễn ra suốt cả ngày, ai cũng mệt mỏi và buồn ngủ. Khi phía bạn báo cáo năng suất cao của việc nuôi một loại cá chép lai giống, Bác hỏi: “Các đồng chí có loại cá không có xương không?”. “Thưa không. Ở Việt Nam có loại cá không xương hay sao?”. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Otto Grotewohl hỏi với vẻ ngạc nhiên. Nghiêm nét mặt Người nói: “Vâng, có”. “Thưa Chủ tịch, có thể xuất khẩu loại cá ấy cho chúng tôi được không?”. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Otto đề nghị. Người trả lời: “Chúng tôi sẵn sàng”. Rồi Người kể về câu chuyện "con cá gỗ" của đồng bào xứ Nghệ. Các đại biểu được một trận cười thoải mái.

Vào khoảng 22h ngày 17/7/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi dạo với vợ chồng Thủ tướng Đức Ôttô và Johana trên đường phố Berlin, khi người dân nhận ra và xúm lại, vây quanh, Bác đã bắt tay từng người rồi hỏi chuyện một đôi nam nữ trẻ tuổi bằng tiếng Đức: “Các cháu có biết không, sang đến đây Bác mới biết mình là người giàu nhất nước Đức này?”, Người giơ tay chỉ và nói: “Các cửa hàng lớn đều đề tên HO là của Bác! (HO tiếng Đức là viết tắt tên cửa hàng quốc doanh)”. Thế là tất cả mọi người đều vỗ tay cười trước câu nói dí dỏm đó.

Người cũng hay dùng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, cô động và xúc tích nhưng thật gần gũi mà vẫn trang trọng. Bức thư gửi cụ Aivađốp, công dân Nga nhân dịp cụ mừng thọ 147 tuổi, Người chúc thọ bằng hai câu thơ lục bát:

“Một nhà sum họp trúc mai

Chữ phúc, chữ thọ, không ai sánh bằng”.

Hay trong buổi lễ tiễn Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ về nước ngày 16/5/1963, Người đã nói ngắn gọn, hàm xúc bằng bốn câu thơ:

“Tiễn đưa chẳng muốn chia tay,

Bạn về cố quốc nước mây nghìn trùng.

Cầm tay lòng lại dặn lòng,

Cùng nhau giương ngọn cờ hồng Mác – Lê”.

tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Kim Nhật Thành (Ảnh tư liệu)

Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dân tộc và sự am tường phong tục tập quán các dân tộc trên thế giới tạo thành nghệ thuật ứng xử ngoại giao

Với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, tâm lý, ngôn ngữ và phong tục tập quán của nhiều dân tộc cả ở phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh đã tìm được những cách xử thế hợp lòng người, hợp từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể. Phong cách ứng xử của Người cho sự thấu hiểu sâu sắc và hòa mình vào phong tục tập quán mỗi quốc gia, dân tộc một cách tự nhiên nhất. Trong bữa tiệc do Thủ tướng Nêru chiêu đãi Bác có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng năm ngón tay để bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Người rất tinh ý đã nói với Thủ tướng Nêru: “Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch”.

Đặc biệt cứ mỗi lần chiêu đãi khách, khi tan tiệc Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói theo phong tục người Việt, ăn cỗ phải mang phần về cho người ở nhà nên ai cũng được nhận quà của Người. Ngày 1/1/1960, các đoàn ngoại giao và khách quốc tế tại Hà Nội đến Phủ Chủ tịch chúc tết Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối bữa tiệc, Người cầm một quả táo to và túi kẹo đi đến chỗ ông đại sứ Ấn Độ và hỏi: "Ngài đại sứ có đưa phu nhân sang đây không?", vị tướng ngoại giao cảm động, lúng túng trả lời chỉ đưa theo cháu trai 9 tuổi, Người nói: "Thế thì tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn", rồi Người nói với quan khách: "Tết ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà". Mọi người ồ lên vui vẻ, nhưng xúc động và cảm phục sự quan tâm của Người.

Phong cách ứng xử ngoại giao là biểu hiện đạo đức và nhân cách của mỗi con người, với Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại, sự kết tinh văn hóa ứng xử phương Đông và phương Tây, là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả. Nhà thơ Xôviết Ôxíp Manđenxtam đã viết: “... qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.

tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài để gắn kết Việt Nam với thế giới

Sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài góp phần phát triển và làm sâu sắc thêm quan hệ của Việt ...

tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh Pierre Flamen - một cựu binh người Pháp giữ gìn chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 70 năm

Vừa qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật trong đó có bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí ...

tai ngoai giao lay dong long nguoi cua chu tich ho chi minh Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Thái Lan đón hơn 20.000 lượt khách thăm quan mỗi năm

Khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại hai tỉnh Udonthani và Nakhon Phanom. Mỗi năm nơi đây đón khoảng 20.000 khách ...

Lường Thị Lan
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc thành công chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Belarus.
Tỉnh Nghệ An và Thủ đô Vientiane (Lào) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028

Tỉnh Nghệ An và Thủ đô Vientiane (Lào) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028

Sáng 12/5, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Đoàn đại biểu cấp cao thủ đô Vientiane (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đã hội đàm và ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Ngày 17/5, tại thành phố Cần Thơ, Quỹ Châu Á tại Việt Nam đã trao tặng 101 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2,2 triệu đồng) cho các nữ sinh trung học phổ thông nghèo vượt khó tại Cần Thơ.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động