Chiến hạm Mỹ xuất hiện gần Trường Sa
Hải Doan (TH) 15/07/2020 08:32 | Lịch sử chủ quyền
![]() |
![]() |
![]() |
Tàu khu trục USS Ralph Johnson đã áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa trong cùng ngày Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lý của Bắc Kinh - Ảnh: US NAVY |
DVIDS, chuyên trang cung cấp thông tin qua hình ảnh thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, hôm nay đăng ảnh USS Ralph Johnson, khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ, di chuyển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong tuyên bố đưa ra mới đây, Hạm đội 7 cho biết hoạt động tự do hàng hải hôm 14/7 của Hải quân Mỹ là để nhằm duy trì các quyền, tự do trên các vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận.
"Chừng nào một số quốc gia còn tiếp tục tuyên bố và đòi hỏi giới hạn đối với các quyền vượt quá thẩm quyền của họ theo luật pháp quốc tế, Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền và tự do của vùng biển được bảo đảm cho tất cả các bên. Bất cứ thành viên nào trong cộng đồng quốc tế không nên bị đe dọa hoặc chèn ép dẫn đến việc bị ép buộc từ bỏ các quyền và tự do của họ", tuyên bố của Hạm đội 7 nhấn mạnh.
Trong lúc nhà ngoại giao cấp cao đang phát biểu, hải quân Mỹ đã công bố hình ảnh tàu khu trục USS Ralph Johnson hoạt động gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Động thái diễn ra chưa đầy 24 tiếng sau khi Mỹ công bố lập trường mới về Biển Đông.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rạng sáng 14-7 đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều bãi cạn, bãi ngầm khác trong khu vực.
Trong hội thảo của CSIS, khi được hỏi tuyên bố này có gì khác so với các tuyên bố Biển Đông trước đây, ông Stilwell cho biết Mỹ vẫn thường được biết đến là hay im lặng về các vấn đề hàng hải trong khu vực. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Pompeo cho thấy "một cách tiếp cận chủ động hơn nhiều của Mỹ".
Nhà ngoại giao Mỹ, vốn là chuẩn tướng không quân về hưu, bác bỏ khả năng động thái mới sẽ kích động Trung Quốc chạy đua vũ trang. "Những gì chúng tôi đang làm chỉ đơn giản là thực thi luật pháp hiện hữu. Điều này không nên được xem như một sự khiêu khích và lẽ ra chuyện này nên được làm từ lâu rồi".
Mỹ gần đây tăng cường hiện diện tại Biển Đông, như việc triển khai hai tàu sân bay cùng tham gia diễn tập trùng thời điểm Trung Quốc tổ chức tập trận phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu chiến, máy bay quân sự Mỹ cũng hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông ngày càng nhiều.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã ra thông điệp phản đối tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, cho rằng cáo buộc từ phía Washington đối với nước này là "hoàn toàn phi lý", đồng thời chỉ trích Mỹ "can thiệp vào vấn đề Biển Đông" dù không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc đã không đề cập đến thực tế rằng, yêu sách "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra trên Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và đã bị Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ trong phán quyết năm 2016. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không thi hành phán quyết này.
![]() Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc ... |
![]() Quân đội Mỹ ngày 23/6 công bố hình ảnh cho thấy tàu tác chiến ven biển Mỹ hội quân cùng hai tàu huấn luyện Nhật Bản ... |
![]() Tạp chí Thời Đại xin lược trích và giới thiệu bài phát biểu của Subhash Kapiira tại Hội thảo quốc tế Trường Sa - Hoàng Sa ... |
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Khi cờ búa liềm tung bay cùng công tác đối ngoại

Bài viết mới
Phát hành sách du ký các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

40 năm UNCLOS 1982: Cơ chế hữu hiệu để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.