Chiến dịch Lan toả yêu thương 2021: thúc đẩy phương pháp giáo dục trẻ không bạo lực
Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Nâng cao nhận thức và bảo vệ trẻ em gái an toàn trên không gian mạng Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Tổ chức Plan International Vietnam đã tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông từ ngày 9-20/10 để thúc đẩy quyền trẻ em gái tại các xã và huyện trên toàn quốc. |
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Mông Cổ Chiều 7/10, tại Ulaanbaatar, Mông Cổ, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm có cuộc gặp Tổng Thư ký Đảng Nhân dân Mông Cổ D.Amarbaysgalan nhằm trao đổi về một số biện pháp thúc đẩy quan hệ, hợp tác giữa hai Đảng và hai nước Việt Nam - Mông Cổ. |
Từ năm 2017, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Mạng lưới quản trị quyền trẻ em (CRG) với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức cứu trợ trẻ em đã tổ chức chiến dịch “Lan toả yêu thương” hàng năm để nỗ lực truyền thông và vận động nhằm chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em trong gia đình và nhà trường, thúc đẩy các phương pháp giáo dục tích cực, giáo dục không bạo lực. Chiến dịch luôn được sự bảo trợ và đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước như Cục trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng đội các cấp,...
Trong giai đoạn tháng 10 - 11/2021, chiến dịch Lan toả yêu thương 2021 được phát động với chủ đề: “Giáo dục không bạo lực” tập trung vào nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng về loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em; tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến và cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ; thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Chia sẻ về chiến dịch Lan toả yêu thương 2021, bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD cho biết: “Năm 2021 này thực sự là năm đầy thử thách bởi đại dịch COVID 19, và trẻ em, đối tượng chúng ta quan tâm, yêu thương, coi là mầm non tương lai của đất nước là một trong các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, không chỉ là chuyện chạy nhảy, vui chơi, được tới trường học tập, mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất tinh thần rất nhiều, trong đó nhiều trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, trừng phạt thể chất và tinh thần".
Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD phát biểu tại chương trình. |
Tuy nhiên, không có phương pháp giáo dục nào gọi là giáo dục bằng bạo lực, cũng không có phương pháp nào là giáo dục bằng nuông chiều, giáo dục bằng khuyên nhủ - nhưng có phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực, để xây dựng nề nếp, tính tự chủ, tự tôn của trẻ, xuất pháp từ tình yêu thương của cha mẹ. Trẻ học được từ cha mẹ mình sự tự trọng, tự tôn, sự nề nếp, kỷ luật và biết tự ý thức, nhận biết đúng sai, và có thể trẻ vẫn sẽ sai nhưng ít nhất sẽ biết là mình sai và có cơ hội sửa đổi chứ không phải bị trừng phạt.
Chiến dịch Lan toả yêu thương 2021 nhấn mạnh vào phương pháp kỷ luật tích cực, để hỗ trợ giải đáp những khúc mắc của cha mẹ và thầy cô những phương pháp ký luật hiệu quả, các ranh giới của bạo lực và kỷ luật, của nuông chiều hay hỗ trợ phát triển trẻ, để mỗi bậc cha mẹ có thể học và trải nghiệm, để chiêm nghiệm lại những gì mình đã làm được, và những gì mình cần cải thiện để mỗi ngày, đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu thương, môi trường an toàn và tối đa hoá những tiềm năng phát triển của trẻ.”
Chiến dịch Lan toả yêu thương sẽ được thực hiện từ nay đến ngày 15/11/2021 với các hoạt động đa dạng như: truyền thông mạng xã hội, talkshow, tập huấn, diễn đàn trẻ em, hội thảo - đối thoại giữa các bên liên quan, ra mắt các ấn phẩm truyền thông,…
Đại diện Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – đơn vị đã có nhiều năm phối hợp thực hiện chiến dịch Lan toả yêu thương, Bà Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng phát biểu: “Chúng tôi vui mừng vì được phối hợp cùng ban tổ chức chiến dịch Lan toả yêu thương trong những năm vừa qua. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực trong việc xây dựng các hoạt động đa dạng, thú vị của chiến dịch Lan toả yêu thương 2021. Mong rằng với sự chung tay, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và sự tham gia lan toả của các gia đìng, nhà trường, cộng đồng, chiến dịch sẽ lan toả được những thông điệp ý nghĩa và thu được nhiều kết quả tốt đẹp”.
Trước đó đã có một hoạt động tiền chiến dịch, MSD đã tổ chức chiến dịch truyền thông chủ đề: "Nhà = An toàn + Yêu thương?” cùng cuộc thi vẽ “Gia đình trong mắt em" được thực hiện vào tháng 8 – tháng 9/2021 nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình và vận động sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Giữa lúc làn sóng COVID-19 quay trở lại và diễn biến phức tạp, chiến dịch hi vọng trở thành một món quà, một nguồn động viên khích lệ tinh thần gửi tới các gia đình để cùng nhau vượt qua khoảng thời gian giãn cách xã hội.
Cuộc thi đã nhận được sự tham gia tích cực của gần 100 trẻ em trên toàn quốc, trong đó có 75 bài hợp lệ. Các chủ đề được các em lựa chọn vô cùng phong phú như: hình ảnh gia đình hạnh phúc, bạo lực gia đình dưới góc nhìn của trẻ em, ước mơ của trẻ em về một mái nhà yên ấm.
Dựa trên các tiêu chí về tính thẩm mỹ, tính sáng tạo, nội dung thông điệp, tính lan toả và sự yêu thích của cộng đồng, ban giám khảo đã chọn ra những bức tranh xuất sắc, trong đó Giải Nhất thuộc về em Nguyễn Quảng Gia Định – 11 tuổi đến từ Làng Trẻ em SOS Quảng Bình. Ngoài ra, chương trình cũng công bố các giải thưởng còn lại gồm 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
Chương trình được tiếp nối với Toạ đàm “Nhà = An toàn + Yêu thương” nhằm chia sẻ góc nhìn, suy nghĩ của các bên liên quan về thực trạng bạo lực gia đình với trẻ em và những cách thức để chấm dứt bạo lực gia đình, thúc đẩy việc xây dựng những gia đình, những mái nhà êm ấm, an toàn cho mọi trẻ em.
Các diễn giả tham dự tọa đàm. |
Là người làm công tác quản lý nhà nước về gia đình, đồng thời là thành viên Ban Giám khảo cuộc thi vẽ tranh “Gia đình trong mắt em”, ông Khuất Văn Quý – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chia sẻ suy nghĩ về thực trạng bạo lực gia đình được trẻ phản ánh qua các tranh vẽ gửi dự thi: “Những bức tranh của các em, tuy rất thơ ngây, trong sáng nhưng có tính sáng tạo, khả năng hội họa, điều đặc biệt còn truyền đạt được những thông điệp rất ấm áp và nhân văn cũng như mơ ước về một gia đình hạnh phúc. Qua các tác phẩm tranh của các bạn nhỏ, tôi thấy được những ước muốn của trẻ em, điều này thôi thúc các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các bên liên quan cần phải hành động để hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc đúng như nguyện vọng của các em. Về phía Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chúng tôi đang nỗ lực trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựng gia đình và xây dựng Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), mong rằng có thể tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các bên để hướng tới xây dựng một văn bản luật hoàn chỉnh, toàn diện, góp phần xây dựng những mái nhà an toàn, hạnh phúc cho trẻ em”.
Ở góc độ một người mẹ, bà Nguyễn Thị Thu Hà - đại diện phụ huynh bày tỏ suy nghĩ: “Trong quá trình nuôi con, tôi cũng tham khảo cách dạy con của bạn bè và đồng nghiệp. Về phía bản thân, tôi nhận ra khi mình mắng con, con thường nói là con buồn, điều này thực sự khiến tôi suy nghĩ. Và dần dần tôi cũng cố gắng kiềm chế, nhẫn nại với con hơn”.
Khi được hỏi về những mong muốn của bản thân để chấm dứt tình trạng bạo lực, trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em, em Nguyễn Vũ Mai Anh cho biết: “Con thấy các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và bên liên quan khác cần có sự phối hợp để cùng nhau giải quyết các vấn đề bạo lực gia đình đối bạo lực ra đình ngày càng giảm. Trước hết, con nghĩ các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và bình tĩnh nếu con mắc sai lầm, cần trò chuyện và chia sẻ để hiểu con hơn. Đối với các thầy cô và các bên liên quan cần tổ chức các buổi như họp phụ huynh hay các chương trình để cha mẹ nhìn nhận rõ về bạo lực gia đình và có phương án khắc phục, thay đổi để các gia đình thay đổi tốt hơn. Ngoài ra con nghĩ bản thân trẻ em chúng con cũng nên thường xuyên nói chuyện cùng cha mẹ để hiểu nhau thêm và chủ động chỉ ra lỗi sai của cha mẹ bằng sự thông cảm thay vì trách móc , biết sửa sai và khắc phục, xin lỗi cha mẹ để hạn chế được các bạo lực gia đình”.
Bà Nguyễn Hải Anh, quản lý chương trình MSD tổng kết “Tiếng nói của các em qua các bức tranh rất đa dạng, nhiều khi là tiếng nói lớn và trưởng thành hơn cả suy nghĩ của người lớn, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tôi nghĩ việc lắng nghe tiếng nói của trẻ em là vô cùng cần thiết, để người lớn soi chiếu lại mình, và biết cách đồng hành với trẻ hiệu quả nhất, để nhận ra rằng thứ trẻ cần nhất trong ngôi nhà của mình không phải vật chất, không phải những kỷ niệm của bạo lưc, v.v chính là thời gian của cha mẹ, sự An toàn và Yêu thương”.
Đẩy mạnh hợp tác y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân Việt Nam- Trung Quốc Ngày 10/9/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. |
Lan tỏa yêu thương từ Chương trình “Nuôi con đồn Biên phòng” Trong những năm qua, Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” đã lan tỏa yêu thương của những người lính quân hàm xanh đến các địa bàn biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Bình, giúp nhiều trẻ em trong các gia đình đặc biệt khó khăn được đến trường học tập, góp phần tích cực vào sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |