Chi phí quá cao, Hải quân Hoa Kỳ tiếc nuối cắt bỏ hàng loạt chiến đấu cơ
Đồ họa oanh tạc cơ tàng hình trên hạm A-12 Avenger của Mỹ. Nguồn: Internet |
Theo Military Watch, Không quân Hoa Kỳ đã có trong biên chế oanh tạc cơ tàng hình F-117 Nighthawk và đặc biệt là B-2 Spirit được chế tạo theo sơ đồ "cánh bay". Theo chương trình ATA, Hải quân nước này lẽ ra cũng có thể nhận máy bay tấn công trên hạm được chế tạo theo phương án tương tự, tuy nhiên, hương trình nói trên đã bị hủy do chi phí quá cao.
Hiện tại, đội bay của Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ mới tiếp nhận F-35C và F-35B Lightning II, tuy nhiên về đặc tính, chúng chưa đạt đến trình độ của một máy bay tấn công triển vọng.
Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ lấy làm tiếc vì chương trình không được triển khai do các tiêm kích hạm F-18E Super Hornet đang phục vụ không thể mang tải nặng và tầm hoạt động của chúng không tương ứng với nhiệm vụ của hạm đội. Trong khi đó, những chiếc F-35C đang từng bước được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay cũng có hiệu suất kém hơn nhiều so với A-12 Avenger.
Được biết, Chương trình ATA (Máy bay Chiến thuật Tiên tiến) được khởi động vào năm 1983. Ban đầu hạm đội muốn có được một chiến đấu cơ đa năng, nhưng sau đó họ lại quyết định phát triển máy bay tấn công trên hạm A-12 Avenger.
Theo nhà thiết kế, chiếc chiến đấu cơ này được cho là sẽ hoạt động trong phi đội oanh tạc của tàu sân bay hạt nhân với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách xa. Chiếc A-12 Avenger được thiết kế theo sơ đồ "cánh bay" với các yếu tố tàng hình cao. Theo kế hoạch, máy bay cường kích có thể mang tải trọng vũ khí lên tới 2,3 tấn bao gồm bom và tên lửa, với tầm hoạt động tối đa 1.500 nghìn km.