Chi phí lãi vay của nhiều nước tăng vọt cùng với tỷ lệ lạm phát
Thị trường ô tô Mỹ sụt giảm do giá bán và lãi vay cao
Doanh số bán hàng của hầu hết các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ đã giảm 2% trong quý I/2019, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang tăng chậm lại.
|
Ngân hàng tiếp tục tiếp tục miễn giảm phí, lãi vay… hỗ trợ doanh nghiệp
NHNN yêu cầu các ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, nhấn mạnh các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí cho vay mới... theo thẩm quyền và theo quy định tại các thông tư đã ban hành.
|
Chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua đã vay nợ hàng chục nghìn tỷ USD thông qua kênh trái phiếu có lãi suất neo với tỷ lệ lạm phát, chi phí lãi vay tăng và giảm cùng với diễn biến của lạm phát.
Điều đó cũng có nghĩa rằng nguồn vốn giá rẻ khi giá cả ở mức thấp đến thời điểm nào đó cũng sẽ trở thành đắt đỏ khi lạm phát leo thang, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Gần đây, chi phí vay tiền của tất cả các loại khoản vay của chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều tăng lên khi ngân hàng trung ương các nước đồng loạt nâng lãi suất nhằm kiềm chế áp lực giá cả, tuy nhiên đây không phải yếu tố gây khó khăn duy nhất.
Khi mà các đợt trái phiếu hiện tại đáo hạn, chúng sẽ cần phải được thay thế bằng trái phiếu đợt mới nhưng lãi suất cao hơn rất nhiều. Lãi suất với nhiều khoản vay thường được thả nổi, điều đó đồng nghĩa nó sẽ nhanh chóng thay đổi.
Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm, một chỉ báo quan trọng về chi phí lãi vay của chính phủ, đã tăng lên mức 4,3% tại Anh và 3,4% tại Mỹ. Cả hai loại lãi suất này từng ở dưới mốc 1% trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Trong năm nay, chính phủ các nước trên thế giới sẽ phải thanh toán tổng khoảng 2,2 nghìn tỷ USD tiền nợ, theo ước tính của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings. Chi phí lãi vay của Bộ Tài chính Mỹ tăng 25% lên 652 tỷ USD trong vòng 9 tháng tính đến tháng 6/2023. Chi phí các khoản nợ của chính phủ Đức dự kiến tăng lên mức 30 tỷ euro trong năm nay, cao hơn khoảng 4 tỷ euro so với cách đây khoảng 2 năm.
Chính phủ các nước có các khoản nợ có lãi suất neo theo tỷ lệ lạm phát ước tính khoảng 3,5 nghìn tỷ USD ở thời điểm cuối năm 2022, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tương đương khoảng 11% tổng nợ của các nước này.
Trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, chi phí lãi vay tại Anh tăng nhanh nhất. Nước Anh bắt đầu vay nợ mạnh tay dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher, đến năm 1981 trở thành nước phát triển đầu tiên phát hành các loại nợ có lãi suất được neo với tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất của khoảng ¼ nợ của Anh hiện đang được neo với tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ này chỉ thấp hơn chút so với nhóm các nước đang phát triển với lịch sử nợ xấu cao ví như Uruguay, Brazil và Chile.
Tháng 3/2023, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ông Achim Steiner, đã kêu gọi gia tăng các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ 52 nước đang đối mặt khủng hoảng nợ công, thậm chí đứng trước nguy cơ vỡ nợ, giảm bớt gánh nặng này.
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc về các nước kém phát triển đang diễn ra tại thủ đô Doha (Qatar), ông Steiner nhấn mạnh, thực trạng nợ nần tại các nước đang phát triển này hiện ở mức rất nghiêm trọng, khi tất cả 52 nước "đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, hoặc rất gần với nguy cơ vỡ nợ".
Ông Steiner kêu gọi nỗ lực quốc tế nhằm tăng tính thanh khoản, cũng như những giải pháp tái cơ cấu và gia hạn nợ, tránh để các nước trên lâm vào cảnh vỡ nợ.
Vào tháng 12/2022, Hội nghị quản lý nợ lần thứ 13 do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) chủ trì diễn ra tại Geneve (Thụy Sĩ) đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo nhiều quốc gia, trong bối cảnh làn sóng khủng hoảng toàn cầu đã khiến nhiều nước đang phát triển phải vay nợ nhiều hơn. Thế giới cần các giải pháp đa phương mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ mà các nước đang phát triển phải đối mặt.
Nhiều ngân hàng lớn nhất Mỹ “trả giá” cho việc tăng quy mô quá nhanh
Ngân hàng Goldman Sachs trong thời gian gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng đầu tư.
|
Lãi suất tín dụng quá cao khiến người Mỹ ngại mua nhà
Chỉ số Case Shiller thường được công bố với độ trễ kéo dài 2 tháng, nó đồng thời phản ánh cho xu thế biến động trong 3 tháng gần nhất.
|