Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
16:45 | 16/07/2021 GMT+7

Chính sách “chia để trị” có phá vỡ được phòng tuyến trên Biển Đông?

aa
Đầu tháng 7/2021 Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thông tin về căng thẳng liên quan diễn biến xung quanh mỏ khí Kasawari giữa Trung Quốc và Malaysia.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc cưỡng ép, đe dọa các nước ven biển Đông Nam Á Mỹ cáo buộc Trung Quốc cưỡng ép, đe dọa các nước ven biển Đông Nam Á
Ngày 14/7, tại Hội nghị trực tuyến với ngoại trưởng các nước Asean, ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh Mỹ bác bỏ 'các yêu sách hàng hải phi pháp' của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ tiếp tục bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông Mỹ tiếp tục bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên và Biển Đông được xem là tượng trưng cho sự cạnh tranh ảnh hưởng rộng lớn hơn giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Theo đó từ ngày 3-7.7.2021 tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 5403 cản trở hoạt động lắp đặt tại giàn khoan Kasawari. Đây là ít nhất lần thứ 3 kể từ tháng 4.2020 tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối hoạt động khai thác năng lượng của Malaysia ở Biển Đông, theo AMTI.

Trước những diễn biến căng thẳng này, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao vào thời điểm hiện này Trung Quốc liên tục quấy đảo vùng biển, vùng trời phía Nam Biển Đông, nhất là khu vực có liên quan đến yêu sách của Malaysia đối với vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa?

Những tranh chấp phức tạp

Do những biến đổi về lịch sử và pháp lý, hiện nay trong Biển Đông đang tồn tại 2 loại bất đồng, tranh chấp, mà Malaysia là một trong những bên tranh chấp chủ yếu, nhất là khu vực biển, đảo ở phần phía Nam Biển Đông:

Tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Tranh chấp” về quyền thụ đắc lãnh thổ với Việt Nam do Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Philippines, Malaysia, gây ra bằng việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm một số thực thể địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Malaysia hiện chiếm đóng 7 thực thể địa lý nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô.

Tranh chấp về việc giải thích và áp dụng UNCLOS trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa và phân định các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia ven Biển Đông. Đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về địa - chính trị, địa - kinh tế trên phạm vi toàn thế giới với việc khoảng 36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 ra đời. Kết quả là, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đông Nam châu Á có khoảng 15 tranh chấp; tất nhiên người ta không tính đến tranh chấp được tạo thành bởi đường biên giới lưỡi bò của Trung Quốc, vì tính chất phản khoa học và hoàn toàn đi ngược lại các tiêu chuẩn của UNCLOS 1982.

Chính sách “chia để trị” có phá vỡ được phòng tuyến trên Biển Đông?

Tàu chiến của Mỹ và Australia diễn tập trên Biển Đông ngày 18/4. Ảnh: US Navy.

Vì vậy, để hiện thực hóa yêu sách vùng biển, đảo nằm trong đường “lưỡi bò” phi pháp, Trung Quốc đang tìm cách khai thác tình trạng tranh chấp này để chọc thủng một mắt xích quan trọng nằm trong phòng tuyến ngăn cản bước tiến của Trung Quốc về phía Nam Biển Đông.

Trung Quốc cho rằng ASEAN cũng là một nhân tố dễ bị chia rẽ và Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn ở Đông Nam Á bởi sự phụ thuộc về kinh tế, các thỏa thuận thương mại tự do và khả năng đổi hướng các cuộc thảo luận của ASEAN thông qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma,…

Gần đây, Trung Quốc rất lo ngại trước việc Hoa Kỳ đã thể hiện quan điểm ủng hộ quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế, đồng nghĩa với việc đứng về phía các nước Đông Nam Á để chống lại “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cho rằng đa số các nước trong ASEAN đều hoan nghênh sự can thiệp không có cơ sở của Mỹ và logic chiến tranh lạnh về quyền tự do hàng hải.

Ngoài Việt Nam, Malaysia cũng được Trung Quốc coi là rào cản chủ yếu đối với chiến lược biển đầy tham vọng của Trung Quốc trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.

Đặc biệt từ khi Thủ tướng Mahathir Mohamad lên cầm quyền, với quyết định lịch sử là lập tức tạm dừng để xem lại các dự án bất bình đẳng mà cựu Thủ tướng Najib Razak đã ký với một loạt doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong khuôn khổ Đại dự án “Vành đai và Con đường”.

Quyết định này của vị “nguyên lão” khả kính lập tức được sự đồng tình ủng hộ của không chỉ người dân Malaysia mà còn của hầu hết nhân dân trong khu vực và quốc tế. Bởi vì, qua thực tế đã được triển khai tại một số quốc gia, nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị, các học giả… đều có chung một nhận định rằng Đại dự án “Vành đai và Con đường”, đã dần dần bộc lộ bản chất đích thực của nó. Trong đó đáng chú ý có mục tiêu sử dụng dự án này để “bẫy” các quốc gia khi tham gia, phải mặc nhiên thừa nhận yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông; hợp thức hóa việc chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các thực thể địa lý nằm giữa Biên Đông cũng nằm trong tính toán của Bắc Kinh đằng sau “Đại dự án” này.

Tham vọng chọc thủng phòng tuyến trên Biển Đông

Những gì đã và đang diễn ra ở khu vực phía Nam Biển Đông trong thời gian gần đây là những hành động có tính toán của Trung Quốc nhằm phá vỡ khối đoàn kết của các thành viên ASEAN, trong đó chủ yếu là giữa Việt Nam-Philippines, Việt Nam-Malaysia, đang tồn tại một số bất đồng, tranh chấp tại một số khu vực nhạy cảm trong Biển Đông; là hành động cố ý thách thức và là phép thử đối với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực, với tư cách là đồng minh hay đối tác với các nước trong khu vực Biển Đông, nhất là Hoa Kỳ, một đối thủ cạnh tranh về địa - chính trị, địa - chiến lược, địa - kinh tế với Trung Quốc; cũng là hành động được sắp xếp trong một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn với sự tham gia của các quân binh chủng hợp thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc “xâm lăng mới” để làm chủ Biển Đông trong bố cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ mới của tân Thủ tướng Muhyiddin đang trong quá trình củng cố quyền lực do bị chi phối bởi tình hình chính trị trong nước và đại dịch Covid-19, vẫn khó có khả năng sẽ đặt vấn đề hợp tác ngoại giao và quốc phòng với Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này. Hơn nữa, các động thái của Bắc Kinh đối với những tranh chấp trên Biển Đông cũng làm nguội lạnh tình hữu nghị và tăng sự hoài nghi của giới chức quốc phòng Malaysia về hiệu quả của việc phát triển các mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc.

Chính sách “chia để trị” có phá vỡ được phòng tuyến trên Biển Đông?

Tàu hải quân Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông

Sự kiện giàn khoan West Capella của Malaysia hồi tháng 4 năm ngoái là một minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Bằng chứng là vị tân Thủ tướng Muhyiddin đã khởi động Kế hoạch tổng thể về Đoàn kết quốc gia (2021-2030); một hành trình với 3 mục tiêu chính gồm tăng cường sự thống nhất và hội nhập quốc gia, xây dựng bản sắc dân tộc và sản sinh ra những người Malaysia biết trân trọng và thực hành đoàn kết.

Một kế hoạch dài hạn khác đã trở thành hiện thực trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ là việc Malaysia tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Theo tính toán, RCEP sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực thông qua sức mạnh tổng hợp có được từ sự tương tác của ASEAN với các nền kinh tế tiên tiến hơn của RCEP, chẳng hạn như Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù vận dụng nhiều kế sách, chiêu trò, tìm cách áp dụng chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đối với các nước trong khu vực ASEAN, nhất là các nước xung quanh Biển Đông, Trung Quốc khó có thể chọc thủng những phòng tuyến được lập nên bởi Việt Nam ở phía Tây, Philippines ở phía Đông, Indonesia, Malaysia… ở Nam Biển Đông. Đây là những phòng tuyến được xây đắp và củng cố bằng niềm tin chiến lược mà nội hàm của nó chính là sự thống nhất về lập trường thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp trong Biển Đông bằng giải pháp hòa bình; ngăn chặn mọi hoạt động vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia ở trong và ngoài khu vực Biển Đông…/.

Việt Nam lên tiếng nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết Việt Nam lên tiếng nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra bình luận của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết cuối cùng.
Nhật Bản và Canada kêu gọi tuân thủ UNCLOS trong giải quyết các vấn đề ở Biển Đông Nhật Bản và Canada kêu gọi tuân thủ UNCLOS trong giải quyết các vấn đề ở Biển Đông
Nhật Bản và Canada kêu gọi tuân thủ UNCLOS trong giải quyết các vấn đề ở Biển Đông.
Biển Đông 5 năm sau Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông 5 năm sau Phán quyết của Tòa Trọng tài
Phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã cho cung cấp và giải thích những quy định của Công ước này có liên quan đến các thực thể địa lý tồn tại trong Biển Đông trong việc xác lập phạm vi các vùng biển và thềm lục địa xung quanh chúng.
TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Con đường đô thị hoá kiểu mới Trung Quốc

Con đường đô thị hoá kiểu mới Trung Quốc

Đô thị hóa là quá trình tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua trên con đường phát triển. Quá trình đô thị hoá thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao mức sống của cư dân đô thị và nông thôn. Đồng thời, đô thị hóa cũng để lại nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, nhà ở, an sinh xã hội… Đối mặt với những nhu cầu của thực tiễn, Trung Quốc đã tìm ra con đường đô thị hoá kiểu mới.
Phát sóng “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III tại Peru và Brazil

Phát sóng “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III tại Peru và Brazil

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước tới Peru và Brazil của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, phim chuyên đề “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III do Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) sản xuất đã được phát sóng tại nhiều phương tiện truyền thông chính thống của Peru và Brazil.

Các tin bài khác

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng thông tin về vụ việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9.
Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần chủ động hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phe Đồng minh và các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mẫu mực về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sức mạnh quốc tế.
Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngày càng hiểu và khâm phục thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc.
Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Theo Tiến sỹ Andrew Well-Đặng, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, giờ đây, phần lớn chính giới Mỹ đều đồng ý rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Chiều 19/11, TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ năm 2024.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Sáng 21/11, Biên đội tàu 263, 265 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 50 với Biên đội tàu 511, 521 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động