Chặng đường 5 năm gìn giữ hòa bình mang tên Việt Nam
Trung tá Bùi Đức Thành, Giám đốc BVDC 2.1 trong giờ làm việc. Ảnh: NVCC |
Hành trình GGHB LHQ của Việt Nam bắt đầu vào năm 2014, khi Bộ Quốc phòng thành lập Trung tâm GGHB Việt Nam, và cử hai sĩ quan đầu tiên tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ GGHB LHQ tại Nam Sudan với vai trò sĩ quan liên lạc.
Sau 5 năm, lực lượng sĩ quan Việt Nam trong hàng ngũ này đã tăng cả về số lượng và đa dạng về lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều vị trí như quan sát viên quân sự, sĩ quan tham mưu, sĩ quan hậu cần…
Bệnh viện dã chiến hiện đại, toàn diện
Thiếu tá Hồ Ngọc Phát trong một ca cấp cứu tại BVDC 2.1. Ảnh: NVCC |
Đầu tháng 10/2018 từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ xuất quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC 2.1) tham gia hoạt động GGHB LHQ.
Thành viên của BVDC 2.1 là các cán bộ, y bác sĩ vững vàng chuyên môn, có khả năng tiếp nhận khám và điều trị tối đa một ngày 40 bệnh nhân ngoại trú, hồi sức cấp cứu, thực hiện 3-4 ca phẫu thuật gây mê, xét nghiệm chuẩn đoán cơ bản 20 ca,...
BVDC 2.1 còn được trang bị những máy móc chuyên khoa không thuộc yêu cầu bắt buộc của LHQ như sản, vật lý trị liệu, tai mũi họng, nhằm bảo đảm đáp ứng toàn diện các nhu cầu khám, chữa bệnh tại địa bàn. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đảm bảo 2 đội y tế cấp cứu cơ động ngoại viện và đầy đủ nhân vật lực vận chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên.
Chỉ sau chưa đầy 2 tháng hoạt động, BVDC 2.1 đã tiếp nhận hơn 150 bệnh nhân, trong đó có 12 bệnh nhân nội trú, tiến hành phẫu thuật thành công cho 6 ca bệnh phức tạp, điều trị thành công cho nhiều ca bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sốt rét.
BVDC 2.1 cũng là đầu mối thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân được chuyển lên từ các BVDC cấp 1 thuộc các đơn vị đóng tại địa bàn. Kể từ khi có mặt tại Nam Sudan, Đội cấp cứu đường không của BVDC 2.1 đã chuyển thành công 4 ca bệnh lên các bệnh viện tuyến trên ở thủ đô Juba Nam Sudan.
Sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, BVDC 2.1 tại Nam Sudan đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp đối với LHQ. Phó tổng Thư ký LHQ và Cố vấn quân sự LHQ đã hai lần gửi thư cho Chính phủ Việt Nam để cảm ơn những đóng góp của BVDC 2.1 cho sứ mệnh GGHB LHQ. Các BVDC cấp 1 thuộc Tiểu đoàn Bộ binh Mông Cổ, Ghana cùng địa bàn đều đánh giá cao khả năng chuyên môn và thái độ phục vụ của BVDC 2.1 Việt Nam.
Nói về sự đóng góp của lực lượng GGHB Việt Nam trong thời gian qua, ông Kalman Malhora, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam từng phát biểu: “LHQ rất cần những đơn vị như bệnh viện dã chiến và đại đội công binh của Việt Nam cho các hoạt động của LHQ trong 5-10 năm tới”.
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho BVDC cấp 2 số 2 nhằm sẵn sàng triển khai tới Bentiu, sau khi BVDC 2.1 kết thúc nhiệm kỳ hoạt động một năm vào tháng 10 tới. Các thành viên trong đội đã được chuẩn bị kỹ về chuyên môn, nhất là trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở một lĩnh vực tương đối mới và đặc biệt.
Điển hình về bình đẳng giới
Các sĩ quan nữ lực lượng GGHB VN trước giờ xuất phát. Ảnh: Soha
Một trong những điểm sáng của Việt Nam trong tham gia hoạt động GGHB LHQ là việc đáp ứng ngoài sự mong đợi của LHQ về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động này. Trong số 63 cán bộ, y, bác sĩ BVDC2.1 của Việt Nam, có 10 nữ quân nhân, phần lớn đều ở độ tuổi còn rất trẻ. Họ, với lòng can đảm, sự nhiệt huyết, đã và đang chung tay xoa dịu hậu quả chiến tranh tại Nam Sudan.
Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam, năm 2017, Việt Nam cử nữ sĩ quan đầu tiên làm sĩ quan tham mưu tại Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan. Hiện tại, BVDC 2.1 của Việt Nam có tỉ lệ nữ là 16% (vượt qua mức đề xuất của LHQ là 10 - 15%).
Ngoài ra, Thiếu tướng cũng cho biết Việt Nam khẳng định nếu được lựa chọn thay thế Đội Công binh của Vương quốc Anh tại Nam Sudan, sẽ đảm bảo ít nhất 10% quân nhân trong Đội Công binh là nữ.
Những triển vọng tích cực
Mới đây, Cục GGHB Việt Nam đã được LHQ lựa chọn là một trong 4 cơ sở huấn luyện của khu vực để huấn luyện cho lực lượng GGHB theo Dự án hợp tác ba bên (TPP) của LHQ, tạo nền tảng để đưa Cục GGHB Việt Nam trở thành cơ sở huấn luyện GGHB mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tiếp nhận cương vị Chủ tịch Hiệp hội các trung tâm GGHB châu Á-Thái Bình Dương (AAPTC) năm 2020 từ Thái Lan và sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị này vào năm 2020. Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế, đóng góp thiết thực vào hoạt động GGHB LHQ.
Việt Nam cũng đang xem xét mở rộng lĩnh vực tham gia trong hoạt động GGHB LHQ thời gian tới, phù hợp với nguồn lực quốc gia và nhu cầu của LHQ, như: Cảnh sát, quân cảnh, dân sự, vận tải đường không.
Việt Nam chuẩn bị cử Đội Công binh tiếp tục tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt ... |
Lực lượng gìn giữ hòa bình “xuất quân” thực hiện nhiệm vụ cao cả ở Nam Sudan Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiễn đoàn lên đường làm nhiệm vụ và dặn dò những người lính của Bệnh viện Dã chiến cấp 2, ... |
Nga - Việt Nam hợp tác chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ hòa bình Đoàn Tư lệnh Binh chủng Công binh Nga do Trung tướng Yu. M. Stavitskiy, Tư lệnh Binh chủng Công binh Nga làm Trưởng đoàn đã ... |