Chặn đoàn tàu tội ác
Thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Liên hiệp Hữu nghị nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngày 15/11, tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) và Đại ... |
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Sáng nay (15/11), tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, số 188, Lê Quang Đạo, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm ... |
Raymonde Dien - cô gái 21 tuổi lấy thân mình chặn đoàn tàu tội ác được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Vào đầu giờ chiều ngày 23/2/1950, một đoàn tàu chở vũ khí sang chiến trường Đông Dương sắp đi qua nhà ga Tours (Pháp). Theo lịch trình, đoàn tàu chở vũ khí sẽ đi qua nhà ga Tours tới bến cảng để chuyển vũ khí lên tàu thuỷ đưa sang chiến trường Đông Dương. Mặc cho tiếng hô đả đảo của đoàn biểu tình phản đối chiến tranh vang lên, con tàu vẫn lạnh lùng trườn qua sân ga. Bỗng một cô gái lao xuống đường ray nằm chắn ngang trước mũi tàu. Người lái tàu phải dùng phanh khẩn cấp. Khi tàu dừng lại, mũi tàu chỉ cách thân người con gái có vài gang tay. Cô gái đó là đảng viên cộng sản Pháp Raymonde Dien. Khi ấy, Raymonde Dien mới chưa đầy 21 tuổi.
Cô nói: “Tôi làm việc đó vì tôi chán ghét chiến tranh. Tôi không muốn thấy máu tiếp tục đổ thêm nữa. Tôi mong muốn hoà bình.”
Từ Marseille, Toulouse, Lehavre, Algeria… khắp nơi đều có những cuộc đấu tranh rầm rộ của công nhân bốc dỡ hàng không chịu chuyển hàng lên tàu, bất chấp sự đàn áp, cúp phạt, thậm chí bắt bớ, giam cầm của chính quyền Pháp. Các cuộc đấu tranh của công nhân cảng cũng như các cuộc đấu tranh trong toàn nước Pháp luôn gắn liền với yêu cầu đòi rút quân đội viễn chinh về nước, đòi hòa bình ở Việt Nam, yêu cầu phải điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh.
Tượng Raymonde Dien được đặt ở công viên tại Zelenogorsk (Nga). |
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Bác Hồ chú trọng thúc đẩy hoạt động ngoại giao của các đoàn thể nhân dân với nhiều hoạt động đa dạng, nội dung phong phú, thiết thực, cả quan hệ song phương cũng như tại các diễn đàn quốc tế, các tổ chức công đoàn, thanh niên, sinh viên, hòa bình thế giới.
Các tổ chức này đã tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới, hình thành liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia; góp phần tranh thủ một khối lượng lớn trợ giúp về vũ khí, khí tài, vật chất cho cuộc kháng chiến của ta.
Nhân dân Pháp biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến. |
Thời điểm này, nổi bật có sự ra đời của các tổ chức đối ngoại nhân dân với những hoạt động hết sức linh hoạt, hiệu quả. Đoàn đại biểu nhân dân đầu tiên đi tranh thủ quốc tế là đoàn đi dự Hội nghị Liên Á (New Delhi , Ấn độ, tháng 4/1947). Sau đó, đoàn của Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân quốc tế, tham dự các hội nghị Quốc tế như Hội nghị Liên hiệp Công đoàn thế giới ở Milan (Italia), Đại hội liên hoan thanh niên sinh viên thế giới ở Budapest (Hungary, năm 1949), Hội nghị Công đoàn châu Á - Australia (Bắc Kinh, tháng 10/1949) … Cuối năm 1950, khi Hội đồng Hòa bình Thế giới chính thức được thành lập, Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng.
Trong vị thế rất cao Việt Nam ở phong trào vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới có vai trò của Liên hiệp Hữu nghị Trong nền ngoại giao của Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) với tư cách là cơ ... |
Liên hiệp Hữu nghị đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của ngành ngoại giao Việt Nam Những thành tích mà Liên hiệp Hữu nghị đã đạt được trong 70 năm qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của ... |