Chăm lo, hỗ trợ, không để người lao động trong khu cách ly, phong tỏa bị thiếu đói
Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm 4 biện pháp chống dịch khi đưa lao động đi nước ngoài Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa có công văn số 588/QLLĐNN-VP yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng triển khai một số biện pháp trước diến biến mới của dịch bệnh COVID-19. |
Sẽ theo dõi sức khỏe điện tử cho người lao động tại các khu công nghiệp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Y tế lao động xã hội đến năm 2030”. Trong đó đề xuất mục tiêu, 80% đối tượng thuộc cơ sở, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất bị tai nạn lao động được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử vào năm 2025. |
Báo Dân sinh cho biết, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, đã có hơn 600 ca trên tổng số 1.678 ca dương tính với Sars-CoV-2 trong cộng đồng là đoàn viên, NLĐ và hàng vạn F1, hàng chục vạn F2 là công nhân, viên chức, lao động. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động; một bộ phận công nhân lao động phải nghỉ việc, mất việc làm do bị cách ly, nằm trong khu vực phong tỏa hoặc do doanh nghiệp dừng hoạt động.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc triển khai thực hiện một số biện pháp với tư tưởng chỉ đạo là thần tốc hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID -19, nhất là nguyên tắc 5K.
Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo kiên trì và kiên quyết thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021–2026; thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đoàn viên, NLĐ, coi sức khỏe, tính mạng của đoàn viên, NLĐ là trên hết.
Các cấp công đoàn cần cảnh giác cao độ, sẵn sàng "trực chiến" vì dịch COVID-19 đã xuất hiện nhiều ca ở trong cộng đồng; khi phát hiện ca mắc cần tập trung phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động khoanh vùng, cách ly ngay lập tức, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm nhanh nhất có thể.
Vận động, kêu gọi đoàn viên, NLĐ tham gia, hợp tác, ủng hộ và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền để công nhân, viên chức, lao động về quê cách ly tại nhà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch khi di chuyển; kêu gọi sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp về tài chính, hiện vật phục vụ công tác phòng, chống dịch và chăm lo đoàn viên, NLĐ; hỗ trợ, chi viện cho công nhân lao động và các địa phương đang có dịch.
Gần 80.000 công nhân tại Khu công nghiệp Vân Trung ở Bắc Giang được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: VOV |
Chủ động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để chăm lo, hỗ trợ, đảm bảo chế độ, tiền lương cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, nhất là các ca F0, F1, F2 và công nhân lao động đang phải nghỉ việc do dịch, do thực hiện cách ly trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cơ quan nhà nước.
Cùng với đó, triển khai, hướng dẫn các cấp công đoàn trực thuộc thực hiện việc chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư từ ngày 27/4/2021 theo Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn kịp thời, đúng đối tượng; mức chi trong Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ là mức chi tối đa, các địa phương, ngành căn cứ điều kiện, diễn biến dịch thực tế và cân đối nguồn tài chính để cân nhắc, quyết định mức chi phù hợp, có dự liệu tình huống xấu khi số lượng đoàn viên, NLĐ bị mắc dịch tiếp tục tăng.
Riêng đối với các tỉnh, thành phố đang có dịch, đặc biệt là các tỉnh, thành phố đã có nhiều công nhân lao động trong doanh nghiệp và trong khu công nghiệp dương tính với Sars-CoV-2, các cấp công đoàn cần chủ động bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, thường xuyên báo cáo, thông tin kịp thời tình hình, diễn biến dịch với công đoàn cấp trên và cơ quan chức năng. Thiết lập đường dây nóng, nếu thấy cần thiết.
Phân công cán bộ "trực chiến" phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động xử lý các tình huống phát sinh kịp thời, hiệu quả, nhất là khi có ca mắc mới, ổ dịch mới cần khẩn trương thống kê, truy vết xác định các trường hợp công nhân lao động là F1, F2 để thực hiện cách ly, xét nghiệm tạm thời.
Phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cá nhân hảo tâm chăm lo chu đáo cho đoàn viên, NLĐ đang ở khu vực bị phong tỏa, khi các điều kiện an toàn sớm đưa cán bộ công đoàn, các tình nguyện viên vào trao quà, nhu yếu phẩm cho công nhân lao động; không để đoàn viên, NLĐ trong khu vực cách ly, phong tỏa bị thiếu đói...
Hỗ trợ hàng trăm người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tại Bạc Liêu, Cà Mau UNDP, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau đã có những chương trình ý nghĩa hỗ trợ người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. |
Bắc Ninh trao 1.700 suất quà tới người lao động khó khăn, không thể về quê đón Tết Tết Tân Sửu 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ở tỉnh Bắc Ninh có nhiều công nhân, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết. Tỉnh đã chỉ đạo công đoàn và chính quyền các cấp chăm lo cho công nhân lao động. |