Cảnh sát biển Việt Nam: Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự
Lan tỏa cuộc thi ‘Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam’ tại các tỉnh Tây Nam Bộ Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” do Bộ Quốc phòng tổ chức lần này khẳng định thêm một lần nữa về vị trí, tầm quan trọng của Luật Cảnh sát biển Việt Nam |
Cảnh sát biển Việt Nam: Quy định về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ Những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển Việt Nam đã được mua sắm, trang bị nhiều phương tiện, tàu thuyền, vũ khí, thiết bị kỹ thuật,công cụ hỗ trợ mới, tiên tiến, hiện đại để đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các vùng biển xa, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt... |
Cảnh sát biển Việt Nam trên tàu tuần tra trên biển |
Theo Điều 16, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định việc huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự như sau:
1. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Việc huy động theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt. Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
Hình ảnh cảnh sát biển cứu ngư dân trên tàu cá sắp chìm trong bão Côn Sơn Tàu cá QNg 95058 TS của ông Dương Văn Thạch (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đánh bắt hải sản trên biển đang trên đường về tránh bão Côn Sơn (bão số 5) |
Cảnh sát biển cứu ngư dân trên tàu cá sắp chìm trong bão Côn Sơn Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: Lúc 13 giờ ngày 11/9, nhận được thông tin tàu cá QNg 95058 TS của ông Dương Văn Thạch (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đánh bắt hải sản trên biển đang trên đường về tránh bão Côn Sơn (bão số 5) thì bị tàu bị phá nước, hỏng máy cách Đông Nam đảo Lý Sơn 28 Hải lý, trên tàu có 5 lao động. |
Cảnh sát biển Việt Nam: Hiệu quả thực thi pháp luật trên biển Với bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, biển đảo đã mang lại nguồn lợi đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế nước ta. |