Cảnh báo trước tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng tại Việt Nam
Thương vụ Việt Nam tại Ý: Khuyến cáo doanh nghiệp cảnh giác với nạn lừa đảo Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Ý đã đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp cần cảnh giác với nạn lừa đảo có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. |
Giải cứu công dân Việt Nam bị lừa đảo môi giới lao động trái phép tại khu vực biên giới Campuchia Từ tháng 7 - tháng 9, Tổng Lãnh sự quán đã phối hợp và giải cứu đưa về nước khoảng 100 công dân Việt Nam. Từ khoảng cuối tháng 9/2022, qua công tác nắm tình hình, Tổng Lãnh sự quán cũng đã chủ động làm việc với chính quyền địa phương, phối hợp giải cứu thêm được 171 công dân Việt Nam. |
Cụ thể theo báo cáo, số vụ lừa đảo trực tuyến trên toàn cầu trong năm 2021 là 266 triệu vụ, tăng 90%. Người tiêu dùng toàn cầu mất khoảng 50 tỷ USD cho những kẻ lừa đảo trong năm ngoái. Tuy vậy, báo cáo đánh giá đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi có khoảng 7% nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến trình báo với chính quyền.
87.000 vụ lừa đảo qua mạng được ghi nhận tại Việt Nam (Ảnh minh họa). |
Đáng chú ý, theo GASA, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng cao. Số vụ lừa đảo tại Việt Nam hiện là 87.000 vụ lừa đảo được ghi nhận.
Chỉ tính riêng trong năm 2021, đã có 113.384 trang web lừa đảo được người dùng Việt báo cáo tới hệ thống của dự án Chống lừa đảo và ScamVN - dự án phi lợi nhuận về phòng chống lừa đảo tại Việt Nam. Trong đó, hơn 22.000 website đã bị liệt vào "danh sách đen" của những đơn vị này.
GASA cũng ghi nhận người dùng mạng Việt Nam thiệt hại 374 triệu USD trong năm 2021. Tương đương khoản thiệt hại 4.200 USD mỗi vụ lừa đảo và 3.8 USD nếu tính trên đầu người.
Các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang gia tăng và ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Các dạng lừa đảo qua mạng phổ biến nhất trong nước là lừa đảo tài chính, lừa đảo danh tính và lừa đảo tình cảm. Bên cạnh đó, các loại hình lừa đảo mua hàng online và lừa đảo đầu tư (đặc biệt là qua các ứng dụng) cũng rất phổ biến.
Thời gian qua đã ghi nhận nhiều người Việt Nam bị "sập bẫy" hình thức lừa đảo giả mạo các thương hiệu như Tiki, Shopee, Lazada để tuyển cộng tác viên, gần đây nhất là thủ đoạn lấy cắp tài khoản Telegram bằng một số cách phi kỹ thuật (social engineering), dụ dỗ chụp ảnh màn hình khiến nạn nhân bị mất mã xác thực đăng nhập (OTP), dẫn đến tài khoản bị chiếm đoạt.
Để chống lại các vụ lừa đảo này, thời gian qua nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến nhằm giúp người dùng tìm kiếm và báo cáo khi phát hiện các gian lận trực tuyến.
Theo Interpol, việc gia tăng các vụ tấn công lừa đảo tại Việt Nam và Đông Nam Á, bởi kẻ xấu giờ đây có thể tiếp cận với các công cụ tấn công dễ dàng. Trên thị trường "chợ đen", công cụ lừa đảo được cung cấp như một loại hình dịch vụ với mức giá chỉ 20 USD (khoảng 500.000 đồng).