Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ đầu tư chứng khoán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cảnh báo tội phạm giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo Các đối tượng thường sử dụng mạng xã hội Facebook, ZaLo, Telegram… đưa ra các thông tin đánh vào sự thiếu hiểu biết và lòng tham, muốn kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng của các nạn nhân. |
Khuyến nghị người dân cảnh giác với hình thức lừa đảo ‘khóa thuê bao điện thoại’ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin (ATTT) vừa khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không làm theo các yêu cầu từ cuộc gọi lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”. |
Theo VNCERT/CC, ban đầu, đối tượng sẽ tạo niềm tin cho người bị hại thông qua các khóa đào tạo đầu tư chứng khoán miễn phí, sau đó lôi kéo vào hội nhóm đầu tư trên mạng xã hội, như Facebook, Telegram, Zalo... để theo dõi hoạt động đầu tư của các thành viên khác.
Khi tham gia nhóm, người dùng sẽ thấy các “chuyên gia” đặt lệnh, hoạt động đầu tư nhộn nhịp, sinh lời hấp dẫn; được tư vấn mời chào chơi thử với số vốn ít... Thời gian đầu, đối tượng sẽ cho người tham gia được hưởng lợi nhuận một cách đơn giản để làm tin, rồi sẽ tiếp tục dụ dỗ người chơi đầu tư thêm tiền để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Đến thời điểm đã tạo được lòng tin lớn, đối tượng sẽ tung tin bị thua lỗ nên cần đầu tư thêm để gỡ lại. Vì tin tưởng sẽ rút được tiền và kiếm thêm lợi nhuận dễ dàng, nhiều nạn nhân đã nộp tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng theo chỉ định của các đối tượng lừa đảo. Đây chính là cái bẫy nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân một cách dễ dàng.
Ảnh minh hoạ. |
VNCERT/CC khuyến cáo người dân khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) rồi phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cung cấp các bằng chứng đã có tới cơ quan công an, đề nghị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, thời gian gần đây, trên thị trường liên tục xuất hiện nhiều ứng dụng kêu gọi đầu tư chứng khoán giả mạo và không rõ nguồn gốc khiến nhiều nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn. Những ứng dụng giả mạo này thường có quảng cáo hoành tráng nhưng lại không có thông tin gì về tên công ty, mã số thuế, hay giấy phép thành lập.
Nếu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại đây thì có thể được bán sớm, cho vay đòn bẩy gấp 10 lần, hay có thể đẩy trực tiếp lệnh đến sàn giao dịch mà không cần thông qua các công ty chứng khoán.
Trước đó, một số công ty chứng khoán và cơ quan quản lý cũng lên tiếng cảnh báo vì bị mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã cảnh báo có hiện tượng một số website giả mạo đã sử dụng trái phép logo, hình ảnh nhận diện thương hiệu và thông tin hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, kêu gọi huy động tiền và đầu tư chứng khoán trực tiếp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khẳng định không tổ chức giao dịch chứng khoán trực tiếp với nhà đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào và đề nghị đề nghị nhà đầu tư lưu ý và cẩn trọng.
Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc Cục Quản lý ngoài nước lưu ý người lao động cảnh giác với các thông tin thi tuyển để đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo thị thực E7. |
Cảnh báo lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử Trước phản ảnh của nhiều người dân bị các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội thông qua việc tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) và Bộ Công an liên tục có cảnh báo về hình thức lừa đảo này. |