Căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc lại leo thang
Căng thẳng biên giới Trung - Ấn: Mỹ sẵn sàng hỗ trợ, Bắc Kinh nói không cần |
Ấn - Trung cảnh báo nhau về căng thẳng biên giới |
Kiren Rijiju, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề về cộng đồng thiểu số của Ấn Độ, đồng thời là nhà lập pháp đến từ bang biên giới Arunachal Pradesh cho biết, đường dây nóng quân sự nhằm xoa dịu căng thẳng biên giới Trung Quốc-Ấn Độ đã được kích hoạt.
“Quân đội Ấn Độ đã gửi tin nhắn qua đường dây nóng tới quân đội Trung Quốc tại chốt biên giới ở Arunachal Pradesh. Chúng tôi đang chờ phản hồi”, ông cho biết trên Twitter hôm 6/9.
Căng thẳng tăng vọt giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới vào tháng 6 sau khi cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ nổ ra giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới Himalaya. Ảnh: AFP |
Cảnh sát bang Ấn Độ cho biết, họ đang điều tra thông tin từ người thân của một trong 5 người đàn ông này đưa ra trên Facebook, rằng quân đội Trung Quốc đã bắt cóc họ.
Tờ Arunachal Times hôm 5/9 đưa tin những người đàn ông này bị bắt khi đang đi săn. Chưa rõ họ mất tích từ khi nào.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ vi phạm thỏa thuận song phương và bắn cảnh cáo từ trên không ở biên giới tranh chấp hôm 7/9.
Zhang Shuili, phát ngôn viên đài chỉ huy phía tây của quân đội Trung Quốc cho biết lực lượng biên phòng Trung Quốc đã thực hiện “các biện pháp đối phó” để ổn định tình hình.
Tuyên bố không nói rõ những biện pháp đó là gì hay liệu quân đội Trung Quốc có bắn cảnh cáo hay không.
Mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên xấu đi kể từ vụ đụng độ ở khu vực Ladakh vào ngày 15/6, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Cáo buộc bắt cóc và bắn cảnh báo “trái phép” mà hai bên đưa ra xuất hiện trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa gặp nhau bên lề một hội nghị quốc tế ở Moscow, theo AFP.
Ông Singh cho biết, họ đã trao đổi “thẳng thắn” về biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya và căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên vào cuối ngày 4/9.
Nhưng bên ngoài bàn đàm phán, cả Trung Quốc và Ấn Độ liên tục đưa ra các tuyên bố trái ngược nhau, cáo buộc bên còn lại làm gia tăng căng thẳng.
Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra tranh chấp vào năm 1962 tại Arunachal Pradesh, vùng biên giới quan trọng về mặt chiến lược. Quân đội Trung Quốc tạm thời chiếm giữ một phần khu vực này.
Tranh chấp đến nay vẫn “vắt ngang” mối quan hệ của hai bên. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90.000 km2 diện tích khu vực, tức gần như toàn bộ Arunachal Pradesh.
Sau Mỹ, Nhật Bản lên tiếng phản đối Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông Mới đây, cả Mỹ và Nhật Bản đều bày tỏ sự quan ngại về những hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Trong ... |
Mỹ - Trung nguy cơ căng thẳng sau vụ phóng tên lửa ra Biển Đông Vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông có thể khiến Mỹ có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, làm tăng ... |
Trung Quốc liên tiếp tập trận gây căng thẳng trên Biển Đông Liên tiếp tổ chức tập trận, Trung Quốc tiếp tục khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn khi phóng 2 tên lửa Đông Phong ... |