Cẩn trọng khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ thời dịch bệnh Corona
Đà Nẵng: 8 bác sĩ chống dịch corona được khen thưởng |
Chuyện tình xúc động của những y bác sĩ chống dịch virus corona |
Trước các thông tin quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về việc các sản phẩm TPCN có khả năng “diệt virus Corona, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin, cho biết thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng diệt virut, trị cảm cúm… Người dân khi mắc các triệu chứng: Sốt, ho phải đến gặp bác sỹ để khám và nhận được chữa trị kịp thời, tránh mất đi “thời gian vàng” trong điều trị bệnh.
Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, tất cả những quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khẳng định là "giải pháp hoàn hảo", "chữa khỏi"... đều lừa dối người tiêu dùng: "Tôi khẳng định, 99% quảng cáo thực phẩm chức năng qua mạng xã hội không đúng sự thật. Chúng tôi đã làm việc với cơ quan chức năng, bộ thông tin - truyền thông, đại diện Facebook để xử lý những sai phạm này.
Để nhận diện vi phạm quảng cáo, nếu thấy bất cứ một trong những dấu hiệu sau, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về sai phạm quảng cáo.
- Dùng cán bộ y tế, danh nghĩa cán bộ y tế để quảng cáo
- Lấy danh nghĩa bài thuốc đông y, lang y nhưng thực chất đó là thực phẩm để quảng cáo chữa khỏi bệnh nọ bệnh kia là quảng cáo sai sự thật.
- Dùng thư, lời cảm ơn, phát biểu của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng.
- Quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh nọ, bệnh kia...
Người tiêu dùng không tẩy chay thực phẩm chức năng nhưng không tin vào quảng cáo sai sự thật.
Chậm chạp, tắc trách khi chống dịch virus corona, 2 quan chức cấp cao Trung Quốc bị sa thải Hai quan chức cấp cao ở tỉnh Hồ Bắc đã bị chính quyền Trung Quốc sa thải do chậm chạp và tắc trách trong phòng ... |
Giữa mùa dịch corona sân khấu im lìm, Tú Tri bất ngờ tặng YunBin món quà Valentine cảm động Nhiều người tò mò về sự “biến mất” bất ngờ của Tú Tri nhưng ít ai biết đó là khoảng thời gian vô cùng khó ... |
Cảnh báo: Người nhiễm virus corona có thể ủ bệnh lên tới 24 ngày Thời gian ủ bệnh của người nhiễm virus corona được cảnh báo có thể kéo dài lên tới 24 ngày thay vì chỉ từ 2-14 ... |