Cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi “xuống cọc” mua iPhone 13 sớm
Apple giảm giá và loại bỏ hàng loạt sản phẩm cũ sau khi bán iPhone 13 Rạng sáng 15/9 (giờ Việt Nam), Apple đã công bố iPhone 13, iPad và iPad mini mới, Apple Watch Series 7. Song hành, hãng này cũng giảm giá hoặc loại bỏ một số mẫu máy cũ trong danh mục sản phẩm. |
iPhone 13 được chào bán với giá từ 22 triệu, giao hàng trong tháng 10 Rạng sáng ngày 15/9, Apple đã giới thiệu loạt thiết bị di động mới gồm 4 phiên bản iPhone 13, iPad thế hệ 9, iPad mini 6 và Apple Watch Series 7. Chỉ sau đó ít phút các nhà phân phối tại Việt Nam đã đưa ra giá của tất cả các phiên bản iphone 13. |
“Nhiễu loạn” thị trường iPhone 13
Ngay sau khi Apple thông tin ra mắt sản phẩm mới, chỉ sau ít phút các nhà phân phối tại Việt Nam đã đưa ra giá của tất cả các phiên bản iphone 13 cùng các gói khuyến mãi hấp dẫn. Theo đó, phiên bản iPhone 13 có mức giá thấp nhất là bản 13 mini 128G được chào bán với giá 21,99 triệu đồng, phiên bản đắt tiền nhất của iPhone 13 mini có giá 30,99 triệu đồng (dung lượng 512G). Mẫu điện thoại được săn đón nhiều nhất là bản iPhone 13 Pro Max có giá bán khởi điểm từ 33,990 triệu đồng cho bản dung lượng 128G. Đáng chú ý trong lần này Apple đưa ra phiên bản cao cấp nhất của iPhone 13 có dung lượng tới 1T, mức giá được chào bán tại Việt Nam lên tới 50 triệu đồng.
Vậy nhưng để sở hữu những sản phẩm điện tử đắt tiền này không hề dễ. Do chính sách giới hạn của nhà sản xuất, các tín đồ công nghệ trong nước thường phải chờ đợi và chủ yếu mua sắm thông qua các chuỗi cửa hàng điện thoại.
Dạo quanh thị trường, hầu hết các hệ thống phân phối lớn hiện chưa ấn định ngày giao máy cụ thể. Thời điểm giao máy được ghi chung là trong tháng 10/2021. Đơn cử như tại hệ thống cửa hàng điện thoại CellphoneS, người quản lý tại đây cho biết, đến thời điểm hiện tại, đối với những khách hàng muốn đặt mua iPhone 13, cửa hàng đều tiếp nhận và lưu lại thông tin khách hàng. Dự kiến đến đầu tháng 10/2021, cửa hàng sẽ nhận đặt cọc của khách và trả hàng vào thời điểm cuối tháng. Để đăng ký mua iPhone 13 sớm, khách hàng có thể sẽ phải đặt cọc số tiền tối thiếu là 500.000 đồng.
Gía bán iPhone 13 được công khai trên website của hệ thống cửa hàng CellphoneS. |
Hệ thống bán lẻ Di Động Việt có chương trình ưu đãi: tặng 1 triệu đồng khi thu cũ đổi mới, tặng ngay 500.000 đồng khi mua mới, tặng eSim, trả góp 0% lãi suất, giảm đến 40% phụ kiện Apple chính hãng khi mua kèm, tặng 500.000 đồng mua Apple Watch 7.
Hệ thống FPT Shop ưu đãi nhân đôi bảo hành thành 2 năm và giảm ngay 1,5 triệu đồng (hoặc trả góp 0%), giảm thêm đến 30% phụ kiện chính hãng, giảm thêm 500.000 đồng khi mua kèm Apple Watch Series 7.
Tại các diễn đàn công nghệ trên mạng xã hội facebook, có thể rất dễ bắt gặp những quảng cáo nhận đặt mua iPhone 13 kèm ưu đãi đa dạng. Mức giá đối với phiên bản iPhone 13 thường có giá từ 28,5 – 31,2 triệu đồng, iPhone 13 Pro có giá từ 35,5 – 37,2 triệu đồng và iPhone 13 Promax có giá từ 37,5 – 40,2 triệu đồng.
Theo lời quảng cáo của những người nhận đặt hàng, iPhone 13 sẽ được chuyển về Việt Nam vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10, có thể là hàng xách tay hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch. Số tiền mà người mua phải bỏ ra để “đặt cọc” dao động từ 20 – 50% giá trị máy. Đáng lưu ý, người mua iPhone 13 chỉ cần chuyển tiền cọc và để lại thông tin cá nhân là đã đặt hàng thành công mà không cần phải đặt ký kết hợp đồng cụ thể nào.
Cũng có nhu cầu lên đời cho “dế yêu” của mình, bạn Nguyễn Vũ An Khang (SN 1995, Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Hiện tại mình đang dùng iphone 12 Promax. Khi biết thông tin sắp có iPhone 13, mình cũng muốn mua. Theo mình nếu mua iPhone 13 sớm thì dù bán đi máy mình đang dùng cũng không bị tụt giá nhiều. Trên facebook cũng có nhiều rao bán, nhận “đặt cọc” nhưng cũng chẳng biết thế nào. Chẳng may “mất cọc” cũng phiền”.
iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max. |
Cẩn thận khi “đặt cọc” mua iPhone 13
Theo Luật sư Nguyễn An Thơm – Trưởng VPLS Nguyễn Anh, ngoài những doanh nghiệp lớn, sàn thương mại điện tử được cấp phép hoặc những nhà phân phối lớn, còn có những những trang web, những kênh mua sắm không hợp pháp, trôi nổi trên mạng. Khách mua hàng qua những kênh mua sắm này cần hết sức cần thận. Có những kênh mua sắm online được lập ra nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng thông qua việc nhận đặt cọc mua hàng.
“Trong trường hợp khách hàng tham gia các sàn giao dịch, trang web không hợp pháp, trôi nổi thì trước khi thực hiện giao dịch cần tìm hiểu kỹ xem trang web có hợp pháp, có uy tín hay không. Những trang web này lập ra để dụ người tiêu dùng để nhận tiền đặt cọc nhưng thực ra không có hàng, liên lạc thì tắt máy, không liên lạc được hoặc trang web bị sập thì đều có dấu hiệu lừa đảo” – Luật sư Thơm giải thích.
Khách hàng nếu lựa chọn những kênh mua sắm có uý tín, có thương hiệu trên thị trường thì có thể hoàn toàn yêu tâm. Người ta sai người ta sẽ chịu, sẽ xin lỗi và sẽ có trách nhiệm với mình, không bao giờ sợ. Còn những trang web trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không có kiểm chứng, mình đặt cọc tiền vào thì việc bị lừa đảo có thể dễ dàng xảy ra, Luật sư Thơm khuyến cáo.
“Trong trường hợp khách hàng đã thực hiện “đặt cọc” mua hàng, mà bên bán hàng chậm trả hàng hoặc thực hiện không đúng các điều khoản cam kết, khách hàng có thể thoả thuận với bên bán hàng về việc trả lại đặt cọc hoặc thoả thuận về bồi thường. Nếu không thoả thuận được với nhau về việc trả tiền đặt cọc hoặc bồi thường thì các bên có thể khởi kiện ra Toà án để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nếu kênh mua sắm đấy cố tình không trả tiền “cọc”, có dấu hiệu về chiếm đoạt tài sản thì khách hàng có thể tố cáo tới cơ quan điều tra để làm rõ” – Luật sư Nguyễn Anh Thơm nhấn mạnh.
Về phía Cơ quan điều tra, Trung tá Lê Minh Hải – Đội Trưởng Đội điều tra trọng án Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, TP Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội nên người dân phải thay đổi hình thức sang làm việc trực tuyến, trẻ em phải học trực tuyến qua mạng Internet dẫn đến nhu cầu mua sắm các trang thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng của người dân đang gia tăng.
Nắm được nhu cầu cần mua sắm của người dân trong thời gian giãn cách xã hội, ngoài những hệ thống siêu thị điện máy, cửa hàng lớn uy tín, có nhiều cá nhân cũng quảng cáo đăng bán các thiết bị công nghệ. Trong đó, có các đối tượng xấu đã chiêu dụ người mua bằng cách đăng tin bán các sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường và nhận ship đến địa chỉ của khách hàng. Lấy lý do tránh tình trạng khách “bùng hàng” cũng như bảo đảm giữ giá tốt nhất của đơn hàng đó, các đối tượng không ngừng thúc giục, yêu cầu người mua phải chuyển khoản đặt cọc trước. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của khách, các đối tượng cắt liên lạc, không giao hàng theo như thỏa thuận ban đầu. Thậm chí, có trường hợp đối tượng còn giả làm nhân viên dịch vụ giao hàng, gọi cho khách hàng xác nhận địa chỉ và thời gian giao hàng. Người mua thấy sản phẩm của mình sắp được giao, giá lại rẻ, sợ chậm chân sẽ mất hàng nên vội vàng chuyển tiền nhưng sau đó không nhận được hàng.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho người dân khi mua sắm online, Trung tá Lê Minh Hải khuyến cáo: “Người dân khi mua hàng cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch. Người dân không nên chuyển tiền đặt cọc mua hàng khi không rõ thông tin, danh tính, địa chỉ người bán. Để tránh rủi ro, người mua cần trực tiếp đến cửa hàng hoặc địa chỉ người bán, kiểm tra hàng hóa trước khi mua”.
“Trong trường hợp không may là bị hại của những vụ việc như trên, người dân cần bình tĩnh, liên hệ với số hotline của Ngân hàng mình chuyển tiền và làm đơn trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất” – Đội trưởng Đội điều tra trọng án – Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội nhấn mạnh.
Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Công an huyện Gia Lâm bắt và di lý đối tượng Đỗ Thị Kim Ngân – còn gọi là Ngân "gốm" (sinh năm 1985 ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội ) từ Thanh Hóa về Hà Nội để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền chiếm đoạt thống kê sơ bộ khoảng hơn 300 triệu đồng. Để thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Ngân “gốm” xây dựng hình ảnh trên các trang mạng xã hội như một nữ đại gia, bán các mặt hàng rẻ bất ngờ so với giá thị trường, thường xuyên kêu gọi từ thiện, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai... Thông qua các tài khoản Facebook: Đỗ Thị Kim Ngân Paula, Ngân gốm; tài khoản Zalo, Ngân "gốm" livestream bán hàng trên mạng xã hội, đồng thời, bỏ tiền để chạy quảng cáo trên facebook khiến cho những món hàng thường xuyên hiện lên trang của những tín đồ mua sắm. Sau khi “lộ bài”, Ngân chuyển sang bán thập cẩm các món hàng như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng cho đến xe đạp, giường tầng... và lấy địa chỉ mới. Bằng chiêu thức bán hàng siêu rẻ - bất kỳ món hàng nào Ngân cũng để giá rất thấp, chỉ bằng 50% hay 1/10 giá thị trường, Ngân tiếp tục khiến nhiều người sập bẫy. |
Lượng iPhone 13 đổ ra thị trường sẽ tăng đột biến? Theo TrendForce, iPhone 13 sẽ ra mắt vào tháng 9 tới đây. Năm ngoái, mẫu iPhone 12 đã bị trì hoãn ra mắt do đại dịch COVID-19. Vấn đề đó dường như sẽ không lặp lại trong năm nay. |
10 trò vui với iPhone 11 & iPhone 12 khi giãn cách tại nhà Ở nhà tránh dịch thì nên làm gì cho bớt chán? Đọc ngay 10 trò vui với iPhone 11 & iPhone 12 khi giãn cách tại nhà. Tuy dịch bệnh nhưng bạn đừng bi quan nhé, hãy cùng chung tay đẩy lùi bệnh dịch. |
iPhone 13 sẽ có cổng sạc mới, Touch ID trở lại? Theo MacRumors, iPhone 13 được đồn đoán bỏ cổng sạc Lightning, thay bằng USB-C hay thậm chí là sạc không dây theo chuẩn MagSafe. |