Cần Thơ hàng ngàn trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cao
Cứu sống du khách người Bỉ 90 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp Cần Thơ nóng chuyện 140 khu dân cư tự phát, ngập lụt hơn 100 tuyến đường Cần Thơ "phố hóa thành sông": Người dân tấp nập lội nước, bơi xuồng |
Ngày 3/10, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. |
Báo cáo với Đoàn giám sát, đại diện UBND TP.Cần Thơ cho biết, từ năm 2015 đến tháng 6/2019, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 170 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó có 1 em là nam; có đến 168 trẻ bị xâm hại tình dục, có 1 trẻ bị mua bán và 1 bị bỏ rơi hoàn toàn. Đối tượng xâm hại các em chủ yếu là người quen, trong đó có 5 trường hợp là người ruột thịt. Nhìn chung các đối tượng xâm hại trẻ em là những người thiếu hiểu biết về pháp luật, không việc làm ổn định, nghiện rượu, sử dụng chất kích thích, ăn chơi đua đòi, thường xuyên tiếp cận với văn hóa phẩm đồi trụy. Trước đó, giai đoạn 2011 - 2015, thành phố có 116 trẻ bị xâm hại, trong đó có đến 112 trẻ bị xâm hại tình dục. Đa số các nạn nhân đều là trẻ em gái, chỉ ghi nhận được 1 trường hợp trẻ em nam.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân gia tăng được cho xuất phát từ những áp lực chi phí ngày càng tăng ở nhóm các gia đình có thu nhập thấp, khiến cha mẹ ít có thời gian chăm sóc con cái; những sản phẩm văn hóa đồi trụy tràn lan trên mạng, dễ dàng truy cập… Do đó, tình trạng xâm hại trẻ em trên địa bàn diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng nguy hiểm.
Báo cáo cũng nêu rõ, hiện Cần Thơ có 4.215 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; dây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại trẻ em. Ngoài ra, những trẻ em có gia đình không hạnh phúc, học vấn thấp, khu vực vùng sâu vùng xa… cũng là những nhóm có nguy cơ bị xâm hại.
Ông Lê Quang Mạnh - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ trao đổi với Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. |
Tại buổi làm việc các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn mà địa phương đang vướng phải; hầu hết nhân sự tại các ngành có sự phối hợp thực hiện công việc liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đều là kiêm nhiệm...
Ông Lê Quang Mạnh - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ kiến nghị Đoàn Giám sát của Quốc hội có ý kiến lên Quốc hội về việc xem xét cơ chế có tính chất phối hợp liên ngành để mang lại hiệu quả cho công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, thay vì rời rạc và kiêm nhiệm như hiện nay. Đề xuất Chính phủ đưa chương trình bảo vệ trẻ em là chương trình mục tiêu, tạo điều kiện phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng. Trong đó, chú trọng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cộng tác viên có trách nhiệm bảo vệ trẻ em...
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát cho rằng, theo báo cáo của địa phương, hiện thành phố có 281.426 trẻ em, trong đó có 170 trẻ bị xâm hại (thời điểm tính từ 2015 - 6/2019), chiếm tỷ lệ 0.6‰, tức là khoảng 2.000 trẻ em có 1 em bị xâm hại, trong khi tỷ lệ chung của Việt Nam hiện nay là 1‰. Con số này cho thấy Cần Thơ đang kềm chế tốt tình trạng trẻ em bị xâm hại.
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi tại buổi làm việc. |
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng chỉ ra rằng, báo cáo thành phố chưa chỉ rõ đặc điểm nổi bật của nhóm các nạn nhân (dân tộc, địa bàn, thành thị hay nông thôn, người địa phương hay di cư…). Đồng thời, băn khoăn về số liệu thu thấp báo cáo tình trạng xâm hại đối với trẻ em ở Cần Thơ chưa nhận diện đúng và đủ các trường hợp trẻ em bị xâm hại?
Ngoài ra, ông Bình cũng lưu ý, trong công tác thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, các địa phương cần chú trọng tuyên truyền, đi song hành với biện pháp răn đe đủ mạnh...