Cần tạo ra được sự thống nhất trong cải cách hành chính, cải cách tư pháp
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp - Ảnh minh họa |
Hội nghị được tổ chức với mục đích giới thiệu, quán triệt các nội dung cơ bản của Kết luận số 73-KL/TW, Chỉ thị số 39-CT/TW nhằm tạo sự thống nhất nhận thức, từ đó tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới hợp tác với nước ngoài về pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã từng bước được thiết lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Qua đó, giúp các cơ quan, tổ chức Việt Nam tiếp cận, thu nhận một cách có chọn lọc những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm quốc tế về pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính để hỗ trợ cho quá trình đổi mới và cải cách trong nước.
Đồng thời, qua hợp tác với nước ngoài, Việt Nam đã giúp cộng đồng quốc tế, các đối tác của Việt Nam hiểu được đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam trong quá trình phát triển theo đường lối của Đảng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ tích cực quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau của đất nước.
Thứ trưởng nhấn mạnh: Trong quá trình mở cửa hội nhập quốc tế, hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thông qua việc đưa ra các nguyên tắc, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp và lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra các lĩnh vực hợp tác quốc tế có nhiều nhạy cảm và thách thức.
Cụ thể, Ban Bí thư khóa VII đã ban hành Chỉ thị số 57-CT/TƯ ngày 8/8/1995 về hợp tác với nước ngoài về pháp luật, cải cách hành chính. Sau gần 15 năm thi hành, Ban Bí thư khóa X đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 9/12/2009 và gần đây nhất là Kết luận số 73-KL/TW ngày 20/5/2020.
Chỉ thị số 39-CT/TW có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định cụ thể các định hướng, nguyên tắc và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản cho công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Quang cảnh hội nghị |
Qua 10 năm thực hiện, năm 2019, Ban Bí thư đã chỉ đạo tổng kết thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, trên cơ sở kết quả tổng kết đã ban hành Kết luận số 73. Trong đó, xác định tiếp tục thực hiện các nguyên tắc, định hướng tại Chỉ thị số 39; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung cần lưu ý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Triển khai thực hiện Kết luận số 73 và Quyết định số 84 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện kết luận số 73, trong thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã ban hành triển khai thực hiện và có báo cáo thông tin về việc thực hiện các Kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể tại cơ quan, địa phương mình để gửi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Chính phủ. Một số cơ quan, địa phương tiếp tục trao đổi, xây dựng kế hoạch, xác định các nhiệm vụ để triển khai thực hiện Kết luận số 73.
Nhằm tạo sự thống nhất, nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện Kết luận số 73 cũng như Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư, Hội nghị được tổ chức nhằm giới thiệu, quán triệt những nội dung cơ bản của Kết luận số 73, Chỉ thị số 39 gắn với bối cảnh, yêu cầu thực hiện các định hướng của Đảng về đối ngoại theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Để hội nghị đạt kết quả, Thứ trưởng đề nghị các báo cáo viên trình bày tập trung, cô đọng các nội dung chuyên đề, các đại biểu chấp hành nghiêm túc nội quy hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo viên đến từ Ban Nội chính Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ trình bày các chuyên đề, trong đó tập trung vào các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong thời gian tới.
Cải cách hành chính là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng giải pháp quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lúc này là cải cách thủ tục hành chính. |
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra ngày 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ. |
Cải cách hành chính nhà nước để đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân tốt hơn Việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, minh bạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là để đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội ngày càng tốt hơn. |