Cải cách hành chính nhà nước để đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân tốt hơn
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra ngày 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: "Đảng, nhân dân Việt Nam luôn sát cánh kề vai cùng Đảng, nhân dân Cuba anh em" Theo TTXVN, sáng 19/9 theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP) Noemi Rabaza Fernandez, Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam Maria Yolanda Ferrer Gomez và đại diện lãnh đạo các trường mang tên Bác Hồ, Nguyễn Văn Trỗi và Võ Thị Thắng đến chào Chủ tịch nước. |
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng hiện đại |
Trong bối cảnh mới, việc xây dựng và nâng cao văn hóa công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò không nhỏ đến việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.
Quản lý nhà nước (QLNN) là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Để đạt được hiệu lực, hiệu quả QLNN, trong từng trường hợp cụ thể, các cơ quan nhà nước sẽ đưa ra các quyết định quản lý khác nhau để điều chỉnh các hành vi theo định hướng của Nhà nước.
Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: thể chế, tổ chức bộ máy, nhân lực, trong đó yếu tố trực tiếp và quyết định chính là yếu tố con người mà cụ thể là nhận thức, năng lực, trình độ, kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp. Việc xem xét, đánh giá tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đề cao văn hóa công vụ (VHCV).
Cấu trúc của VHCV có thể nhìn từ nhiều phương diện khác nhau, dù ở phương diện nào cũng không thể thiếu được những giá trị đó là những khuôn mẫu, nguyên tắc, chuẩn mực công vụ, các giá trị này là một trong những yếu tố tác động đến những hành vi và lề lối làm việc của đội ngũ công chức. Cho nên, VHCV có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến đội ngũ công chức – những người thực thi công vụ (TTCV), đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của cơ quan QLNN đạt được ở mức độ nào phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và thái độ cũng như nhận thức của đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy đó.
Hiện nay, qua đánh giá của cơ quan QLNN có thẩm quyền cho thấy, các văn bản hành chính ở các cơ quan nhà nước cơ bản thực hiện theo đúng quy định của pháp luật1. Trong bộ máy nhà nước, đội ngũ công chức được lựa chọn ngay từ khi tuyển dụng đầu vào và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, ý thức, trách nhiệm, đạo đức công vụ nên trình độ ngày càng được nâng cao, tác phong, lề lối làm việc ngày càng chuyên nghiệp.
Cải cách hành chính nhà nước chính là để phục vụ Nhân dân tốt hơn |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan nhà nước, giảm sút niềm tin của người dân đối với một bộ phận công chức khi TTCV, phần nào ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN giai đoạn hiện nay. Những hạn chế được cơ quan có thẩm quyền đánh giá trong công tác xây dựng và ban hành văn bản hành chính, gồm: việc tuân thủ pháp luật về công tác văn thư, soạn thảo văn bản chưa nghiêm; kỹ năng tổng hợp và xử lý thông tin phục vụ hoạt động quản lý của công chức chưa đáp ứng yêu cầu của các cấp lãnh đạo; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản vẫn còn sai sót; khâu kiểm tra, soát xét văn bản trước khi ký và ban hành chưa được chú trọng, vẫn còn tình trạng văn bản ban hành sai thẩm quyền về hình thức và nội dung.
Qua khảo cứu thực tế, tác giả nhận thấy văn bản của một số cơ quan nhà nước còn có những hạn chế, những “lỗi không đáng có”. Qua những dẫn chứng thực tế cho thấy, quy trình soạn thảo văn bản ở một số cơ quan nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc, nhận thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong kỹ năng nghiệp vụ, thái độ, văn hóa ứng xử của công chức – những người TTCV đã trực tiếp tạo ra các sản phẩm của hoạt động quản lý ở một số cơ quan chưa đáp ứng được yêu cầu. Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả (uy tín, niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước mà đại diện là đội ngũ công chức nhà nước) của cơ quan quản lý nhà nước.
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra ngày 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ. |
Ban hành Danh mục 7 nhóm thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 1498/QĐ-TTg ban hành danh mục thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. |
Cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn Chỉ thị vừa được Chính phủ ban hành nhấn mạnh việc cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn. Trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết. |