Campuchia bác bỏ thông tin cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự
Nhật Bản hỗ trợ TP Cần Thơ xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai Sáng 12/5, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - đã có buổi tiếp và làm việc với ông Kohei Yamamoto, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. |
Việt Nam bác bỏ thông tin sai trái của Trung Quốc về xây dựng lực lượng quân tự vệ biển Những thông tin mà báo Trung Quốc China Daily đưa ra về dân quân tự vệ biển là không đúng sự thật, vì vậy Việt Nam hoàn toàn bác bỏ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh. |
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tái khẳng định rằng sự hiện diện của các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia là vi phạm hiến pháp, theo trang Defense News.
Đồng thời, ông cũng bác bỏ các thông tin cho rằng Campuchia đang cho Trung Quốc tiếp cận “độc quyền” căn cứ hải quân Ream đang được xây dựng dọc theo Vịnh Thái Lan.
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh: REUTERS |
Tờ Washington Post hồi đầu tuần trước đưa tin rằng Trung Quốc sẽ độc quyền sử dụng một số phần của căn cứ hải quân Ream - nơi được cho là đang được Trung Quốc tài trợ một phần trong việc xây dựng.
Ông Tea Banh, người đồng thời là Phó Thủ tướng, gọi những báo cáo như vậy là "xúc phạm" đối với chính phủ Campuchia, nói rằng chỉ Campuchia mới có quyền ở căn cứ hải quân này.
Trong phần hỏi đáp sau bài phát biểu của mình, ông Tea Banh nói rõ ràng căn cứ hải quân tại Ream “đang được hiện đại hóa và nâng cấp theo yêu cầu của Campuchia và sẽ không có (chuyện nước ngoài) độc quyền sử dụng căn cứ này”.
Ngoài ra, Kyodo News cho biết, trong ngày 12/6 tại hội nghị Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã bày tỏ sự quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông với người đồng cấp Ngụy Phượng Hòa. Kể từ năm 2019, đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai Bộ trưởng.
Cụ thể, Bộ trưởng Kishi đã yêu cầu phía Trung Quốc phải "tự kiềm chế mình" tại khu vực Biển Đông, ngoài ra, phía Nhật Bản cũng bày sự quan ngại mạnh mẽ về "nỗ lực thay đổi hiện trạng khu vực bằng quân sự" của Bắc Kinh. Lời kêu gọi của Tokyo được đưa ra sau vụ việc máy bay ném bom Trung Quốc và Nga đi ngang vùng lãnh hải Nhật Bản, hành động mà ông Kishi gọi là "khoe sức mạnh quân sự".
"Một loạt hành động như việc tổ chức các chuyến bay chung với Nga vẫn được diễn ra. Rồi việc các tàu Trung Quốc liên tục xuất hiện tại khu vực đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) khiến tôi tự hỏi mục đích của Bắc Kinh là gì", ông Kishi cho biết.
Hội thảo Biển Đông 13: Trung Quốc bị bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử Hạ tuần tháng 11/2021, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, thu hút gần 600 đại biểu trực tiếp và trực tuyến. Trong số 8 Phiên Hội thảo, Phiên 4 với tên gọi “Hãy công bằng với sự thật lịch sử” là một trong những nội dung được quan tâm nhất. |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Trong bài phát biểu tại Singapore, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mỹ Lloyd Austin cho rằng những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở luật pháp quốc tế và sự không khoan nhượng của Bắc Kinh đã vượt ngoài vùng biển này. |