Các Phó Thủ tướng chủ trì cuộc họp quan trọng về đầu tư và phòng dịch COVID-19
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về An ninh lương thực |
Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân |
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp về xử lý vướng mắc tại một số dự án đầu tư
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. |
Chiều 28/3, tại trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của doanh nghiệp do Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước (UBQLVNN) tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh UBQLVNN được thành lập và hoạt động theo chủ trương lớn của Đảng về tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý của DNNN.
Sau hơn 1 năm hoạt động, UBQLVNN đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu, song cũng phát sinh một số tồn tại, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động, thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp cần được tháo gỡ, xử lý. Trong bối cảnh hoàn thiện thể chế về một mô hình quản lý mới, quy mô, tác động lớn, khó tránh khỏi các vướng mắc, chồng chéo pháp luật và tổ chức thực hiện.
Chỉ đạo của Bộ Chính trị cũng nêu rõ: “Việc triển khai thực hiện Đề án cần minh bạch, làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, bởi đây là vấn đề lớn, khó và phức tạp, yêu cầu đặt ra là phải hành động quyết liệt, tháo gỡ từng bước nhưng phải khẩn trương và triệt để các vướng mắc trong hoạt động của UBQLVNN và hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo, điều hành xử lý vấn đề này. Trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều cuộc họp với UBQLVNN, các tập đoàn, tổng công ty để cho ý kiến, chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc. Chính phủ đã giao, chỉ đạo Bộ KH&ĐT, UBQLVNN, các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết này”, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ.
Về yêu cầu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết này, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan tập trung nguồn lực, khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao.
UBQLVNN, các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm và chủ động phối hợp với Bộ KH&ĐT, trực tiếp làm việc để xử lý từng vấn đề thuộc trách nhiệm; rà soát lại toàn bộ các vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty. Kiến nghị Chính phủ xử lý dứt điểm các vướng mắc theo đúng thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Thực hiện đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, xác định rõ các vướng mắc do quy định của pháp luật, do tổ chức thực hiện, đề xuất phương án, trách nhiệm xử lý cụ thể. UBQLVNN chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm về các kiến nghị Chính phủ trong dự thảo Nghị quyết bảo đảm giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty.
Rà soát, kiến nghị cụ thể đối với các vấn đề vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung các luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ, không nêu chung chung như “vướng mắc do quy định của pháp luật”... Báo cáo, đề xuất giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền.
Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu UBQLVNN, các tập đoàn, tổng công ty phối hợp với các bộ, cơ quan khẩn trương rà soát thực hiện ngay các nhiệm vụ tồn đọng; hoàn tất thủ tục đối với các vấn đề báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền; báo cáo rõ, đề xuất giải pháp xử lý vướng mắc do quy định của pháp luật; vấn đề vượt thẩm quyền, chậm chễ, trì trệ trong phối hợp xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời.
“Tôi hết sức chia sẻ khó khăn với các tập đoàn, tổng công ty, cộng đồng doanh nghiệp trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhận diện đầy đủ về các khó khăn tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, đang tập trung tối đa nguồn lực cho công tác phòng chống dịch và tin tưởng rằng các tập đoàn, tổng công ty, cộng đồng doanh nghiệp, người dân luôn chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành với Chính phủ trước khó khăn này và chúng ta sẽ vượt qua đại dịch, nhanh chóng trở lại quỹ đạo phát triển”, Phó Thủ tướng Thường trực nói.
Về các kiến nghị của các bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty, Bộ KH&ĐT tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, đánh giá tác động toàn diện để đề xuất chính sách, giải pháp; tập trung rà soát từng vấn đề thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan quản lý nhà nước; đề xuất các nhóm giải pháp chính sách toàn diện, đồng bộ, hữu hiệu triển khai được ngay, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. |
Cùng ngày 28/3, tại Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (SARS-CoV-2) đã họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia để triển khai công tác phòng, chống dịch.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc dập các ổ dịch có tính quyết định khi dịch đã lây lan vào cộng đồng. Chúng ta đã làm tốt với ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), ổ dịch ở Bình Thuận và chuyến bay VN0054…, hiện chúng ta có hai ổ dịch cần đặc biệt lưu ý là ổ dịch ở quán bar Buddah (thành phố Hồ Chí Minh) và ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối, mỗi ngày có hàng chục nghìn người qua lại và trong những ngày qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã rất chủ động, tích cực, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai thực hiện các biện pháp cần thiết. Tới đây, nhất định chúng ta phải quyết liệt hơn, lên danh sách toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay. Tỉnh thành nào có người đến Bệnh viện Bạch Mai đều phải vào cuộc quyết liệt chứ không chỉ Hà Nội. Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để dập bằng được ổ dịch này.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã nhận định, trong công tác phòng, chống dịch vừa qua, về cơ bản mũi từ bên ngoài chúng ta đã kiểm soát được. Hiện có hai ổ dịch rất nguy hiểm là quán bar Buddah (thành phố Hồ Chí Minh), đặc biệt là ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai tiềm tàng là ổ dịch lớn nhất, phức tạp nhất của cả nước ở thời điểm hiện tại. Tập trung lực lượng của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Bộ Y tế để dập bằng được ổ dịch tại đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong những ngày tới đây.
Chúng ta phải khẩn trương triển khai quyết liệt để rà soát các trường hợp đi, đến Bệnh viện Bạch Mai (có nguy cơ mắc bệnh) từ ngày 12/3 đến nay để khoanh vùng, cách ly y tế,… tránh để lây nhiễm rộng ra cộng đồng.
Sau khi nghe báo cáo tình hình của Bệnh viện Bạch Mai, ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ,… các đại biểu đã bàn thảo các giải pháp để rà soát, sàng lọc toàn bộ các trường hợp ra vào BV có nguy cơ lây nhiễm gồm: Các y bác sĩ, nhân viên; sinh viên, học viên từ các trường y, địa phương về học tập, thực tập tại bệnh viện; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; những người cung ứng hậu cần, làm dịch vụ chăm sóc bệnh nhân; người vận chuyển; người vào thăm, chăm sóc thân nhân; người ra vào nhà tang lễ…
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một ổ dịch lớn, nguy hiểm. Bộ Y tế đã thành lập một tổ công tác đặc biệt, một tổ điều tra dịch tễ tại BV Bạch Mai. Hiện nay, tất cả y bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân tại bệnh viện đã được cách ly, xét nghiệm. Tuy nhiên, Bạch Mai là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có từ 10.000-15.000 người qua lại, không loại trừ nguy cơ lây nhiễm không chỉ từ bệnh nhân, cán bộ y tế, mà còn cả từ người đến thăm, người đến khám bệnh. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm ở Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác là rất lớn.
“Đến giờ phút này chúng ta đã lần lượt kiểm soát các nguồn lây bệnh. Bộ Y tế đề nghị nhân dân cung cấp thông tin về tất cả những người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 12/3 để tiến hành khai báo y tế và kiểm soát. Các cán bộ, nhân viên y tế đang cách ly tại Bạch Mai vẫn tiếp tục điều trị các bệnh nhân còn ở trong bệnh viện. Bộ Y tế sẽ tiếp tục cung cấp thuốc men, vật tư y tế, trang thiết bị điều trị để bảo đảm các bộ, nhân viên y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Các đại biểu thống nhất cho rằng, bên cạnh các giải pháp điều tra dịch tễ truyền thống cần đẩy mạnh triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế để tiến hành song song mũi "từ trong rà soát ra" và mũi "bao lưới từ ngoài vào" để khoanh vùng, xác định các trường hợp liên quan.
Đồng thời tiến hành gửi tin nhắn cảnh báo qua các mạng di động, mạng xã hội đến tất cả những người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay; thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông kêu gọi người dân cung cấp thông tin cho cơ quan y tế về những người có liên quan hoặc đã đến Bạch Mai từ ngày 12/3. Từ đó lập danh sách, tiến hành sàng lọc, phân loại nhóm cần cách ly tập trung và xét nghiệm ngay, nhóm cách ly tại gia đình và được theo dõi y tế…
Các đại biểu, cũng bàn bạc về việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động làm việc trong Bệnh viện Bạch Mai, điều trị các bệnh nhân đang chạy thận, bệnh nhân mắc bệnh nặng; triển khai khử khuẩn toàn bộ khuôn viên bệnh viện; cung ứng thực phẩm cho y bác sĩ, người bệnh và những người liên quan đang cách ly trong bệnh viện; xử lý rác thải y tế; vấn đề tổ chức tang lễ cho những bệnh nhân tử vong do các bệnh khác…
Cụ thể, những trường hợp là người nhà bệnh nhân đang ở trong Bệnh viện Bạch Mai nhưng không cần thiết ở lại sẽ được di chuyển đến các khu cách ly tập trung theo quy định.
Các bệnh nhân còn lại trong Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp tục được điều trị. Trường hợp được điều trị khỏi phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về dịch tễ mới được xuất viện.
Các y bác sỹ thực hiện chế độ cách ly tập trung trong Bệnh viện, trường hợp cần thiết phải luân phiên, thì những người vào thay cũng phải cách ly tập trung như vậy, còn người ra ngoài cũng ở trong cơ sở cách ly tập trung dân sự.
Liên quan đến các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai phải lên danh sách và có quy chế riêng với các bệnh nhân này khi đến bệnh viện cũng như tự cách ly ở nơi cư trú, tạm trú trong thời gian có dịch. Những người này phải khai báo y tế bắt buộc theo quy định của thành phố Hà Nội để giám sát việc di chuyển, đảm bảo tránh mọi nguy cơ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm ra cộng đồng.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ ban hành ngay văn bản chỉ đạo toàn bộ hệ thống bệnh viện tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, tránh xảy ra tình trạng tương tự như Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các cán bộ, nhân viên ngành y tế tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế và chính quyền địa phương, đặc biệt đối với việc tham gia cung cấp thông tin điều tra dịch tễ học trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm đầy đủ và trung thực, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm nhất, thậm chí cho thôi việc.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, đi lại nhiều vì thế nguồn lây nhiễm đa dạng, do ... |
Thủ tướng: Xử lý nghiêm trường hợp găm hàng, trục lợi trong dịch Covid-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công thương và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm ... |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội Theo quyết định của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được phân công, điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội ... |