Các công ty ở Nhật Bản tiếp tục giảm hình thức làm việc từ xa
Hỗ trợ tối đa kinh phí học tập cho thực tập sinh điều dưỡng Việt Nam làm việc tại Nhật Bản Đây là một trong những đề xuất của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan tại buổi làm việc với Chủ tịch Nghiệp đoàn J-LEC (Nhật Bản) Yuichiro Yamamoto vào ngày 9/2 tại Hà Nội. |
Việt Nam tiếp tục là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản Số lượng cư dân nước ngoài tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục với 3.075.213 người, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cộng đồng người Việt Nam có 489.312 người - xếp thứ 2 trong số các nước có công dân đang sống tại Nhật Bản. |
Người dân di chuyển trên đường phố tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản). (Ảnh: Kyodo/TTXVN) |
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy sau khi chính phủ bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát nhằm phòng chống COVID-19, các công ty Nhật Bản đang tiếp tục giảm hình thức làm việc từ xa bất chấp nhu cầu này của người lao động vẫn ở mức cao.
Cuộc khảo sát do Persol Research and Consulting Co., một tổ chức tư vấn tư nhân, thực hiện. Tổ chức khảo sát đã thu thập phản hồi vào giữa tháng Bảy từ 24.644 người lao động tại các công ty có từ 10 nhân viên trở lên.
Theo kết quả khảo sát được công bố, tỷ lệ người lao động làm việc theo hình thức từ xa đã giảm xuống 22,2%, mức thấp nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước này.
Trong cuộc khảo sát ban đầu được thực hiện vào tháng 4/2020, khi tình trạng khẩn cấp đầu tiên về COVID-19 được ban bố tại Nhật Bản, tỷ lệ này là 27,9% và lên mức tới 28,5% vào tháng 2/2022. Bất chấp xu hướng giảm, có 81,9% những người tham gia làm việc từ xa bày tỏ mong muốn tiếp tục hình thức làm việc này.
Việc Nhật Bản nhanh chóng chuyển sang hình thức làm việc từ xa trong đại dịch là nỗ lực của chính phủ nhằm giảm tụ tập đám đông và làm chậm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.
Việc đất nước hạ cấp tình trạng pháp lý của COVID-19 ngang bằng với bệnh cúm theo mùa đã thúc đẩy xu hướng nhân viên quay trở lại làm việc tại văn phòng. Vì vậy so với các công ty của các nền kinh tế lớn khác, các công ty Nhật Bản có xu hướng không muốn thúc đẩy làm việc từ xa.
Các chuyên gia về thị trường lao động đã chỉ ra nhiều lý do khiến hình thức làm việc từ xa ở Nhật Bản còn hạn chế, bao gồm những lo ngại dai dẳng về việc thiếu giao tiếp trực tiếp, văn hóa làm việc cứng nhắc và sự phân cấp cũng như quá trình chuyển đổi kỹ thuật số chậm hơn.
Ông Yuji Kobayashi, nhà nghiên cứu tại Persol Research and Consulting, cho biết xu hướng nhân viên ngừng làm việc từ xa xảy ra rõ ràng hơn ở các công ty coi làm việc từ xa là biện pháp tạm thời để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc hơn là cải cách phong cách làm việc.
Ông nhận định: “Xét đến nhu cầu làm việc từ xa của người lao động, điều cần thiết bây giờ là xây dựng phong cách làm việc linh hoạt, không quay trở lại hoàn toàn với hình thức phải có mặt tại văn phòng để làm việc”./.
Triển khai các quy định mới về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản Ngày 28/4/2022 tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị triển khai các quy định mới về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với sự tham dự của đại diện khoảng 300 doanh nghiệp hiện đang triển khai hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản. |
Nhật Bản tìm cách giảm phí môi giới cho các thực tập sinh Việt Nam Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đang lên kế hoạch thiết lập một trang web để người Việt Nam nộp đơn đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản, với mục đích cắt giảm các khoản phí mà các thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các đơn vị môi giới trước khi sang nước này. |