Cà phê Việt "hụt hơi" vào thị trường Trung Quốc
Nỗ lực đưa thêm nhiều loại trái cây Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc
Bên cạnh các trái cây đã được mở cửa sang thị trường Trung Quốc, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán mở cửa thêm nhiều loại trái cây sang thị trường này.
|
Thúc đẩy việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam
Bí thư tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) nhất trí việc nâng cấp Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Bộ Công Thương và Chính quyền tỉnh Hải Nam, góp phần tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế-thương mại.
|
Khẩu vị của người tiêu dùng Trung Quốc đã khác
Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu. Tại Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Đây được coi là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến tại thị trường đông dân số nhất thế giới này.
Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nguồn cung cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Ethiopia, Colombia, Brazil, Malaysia, Ý, Việt Nam…
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này trong năm 2022 từ Ethiopia tăng tới 209,2% so với năm 2021, đạt 188,1 triệu USD. Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 11,56% trong năm 2021 lên 26,2% trong năm 2022.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong năm 2022, mức giảm 11,1% so với năm 2021, đạt 49,63 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% trong năm 2022.
Nguyên nhân Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) là do thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta dưới dạng thô.
Các doanh nghiệp ở Trùng Khánh chủ yếu nhập cà phê Robusta của Việt Nam về để chế biến, pha trộn vì có lợi thế về giá, vận chuyển. Hiện, quy mô thị trường cà phê của Trùng Khánh đạt khoảng 3-5 tỷ NDT mỗi năm nên nhu cầu nhập khẩu lớn.
“Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu cà phê nhưng thị trường Trung Quốc có tính cạnh rất tranh cao. Trong khi tỷ trọng đầu tư chế biến sâu của Việt Nam vẫn chưa cao, các doanh nghiệp Việt nên chú trọng đến chất lượng cà phê xuất khẩu, ngay cả đó là cà phê thô”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị.
Sản lượng cà phê Việt Nam có thể giảm trên dưới 20%
Ông Nguyễn Hải Nam - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) - cho biết, cả tuần nay giá cà phê nói chung đều tốt do nhiều yếu tố như: Cung cầu; các nhà đầu tư tài chính và tồn kho còn ít, sản lượng cà phê của Việt Nam trong các năm và niên vụ vừa rồi giảm so với dự báo cũng tác động mạnh lên giá cà phê.
Hiện giá cà phê nhân xô trên dưới 46.000 đồng/kg rất thuận lợi cho người nông dân, tuy nhiên vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên đã cơ bản xong, lượng cà phê trong dân không còn dồi dào nên giá cao thì nông dân cũng không hưởng lợi nhiều, có chăng là những nhà đầu cơ và những doanh nghiệp đang tồn trữ cà phê.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu Robusta số 1 toàn cầu, nên khi sản lượng cà phê của Việt Nam sụt giảm cũng tác động ít nhiều lên giá cà phê thế giới. Tuy nhiên, theo Vicofa, sản lượng cà phê của Việt Nam nhiều năm liền liên tục sụt giảm do các nguyên nhân:
Thứ nhất, diện tích cà phê chuyển đổi sang cây trồng khác, có hiệu quả kinh tế cao hơn như là trái cây và đặc biệt là sầu riêng.
Thứ hai, nông dân trồng xen cây cà phê và cây trồng khác và chủ yếu là đầu tư cho cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi nếu trồng thuần cây cà phê sẽ có từ 1.100-1.200 cây cà phê/ha nhưng khi trồng xen với cây trồng khác thì số cây cà phê giảm xuống còn từ 700-800 cây/ha.
Vicofa từng dự báo sản lượng cà phê giảm từ 10-15%/năm, nhưng do diện tích cà phê trồng xen ngày càng tăng cùng với việc nông dân chuyển đổi diện tích cà phê sang cây trồng khác khá nhiều nên sản lượng cà phê niên vụ tới có khả năng giảm trên dưới 20%. Mức giảm này kéo sản lượng cà phê của Việt Nam xuống ở mức thấp nhất so với trước.
Thứ ba, mấy năm gần đây có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào các sản phẩm cà phê chế biến sâu nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Trước đây, tỷ lệ cà phê chế biến sâu chỉ chiếm từ 6-7%/tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam, nhưng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê biến sâu đã tăng lên 15%.
Trong đó, Tập đoàn Trung Nguyên Legend dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến sâu đạt hơn 100 triệu USD.
Khi xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu tăng lên thì nguồn nguyên liệu thô sẽ tập trung vào đây nhiều, và giảm lượng nguyên liệu xuất thô. Bên cạnh đó tiêu thụ nội địa ngày tăng cũng góp phần kéo giảm lượng cà phê thô xuất khẩu.
“Mặc dù giảm lượng cà phê xuất thô nhưng tăng xuất khẩu cà phê tinh chế thì kim ngạch thu về của ngành cà phê vẫn không giảm. Bởi theo định hướng của Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đến năm 2030 cố gắng đưa kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phê chế biến sâu đạt trên dưới 30%, góp phần tăng giá trị gia tăng của chuỗi ngành hàng cà phê”, Chủ tịch Vicofa cho biết.
Thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
|
Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
|