Nỗ lực đưa thêm nhiều loại trái cây Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc
Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,5 tỉ USD, chiếm 24% tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam. Đây là đối tác xuất khẩu lớn nhất về hoa quả Việt Nam, chiếm tỷ trọng 45,38%. Trong đó, vải thiều chiếm tỷ trọng 90% lượng xuất khẩu ra nước ngoài, thanh long chiếm tỷ trọng hơn 80%.
Tại Hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới diễn ra mới đây, các đại biểu cũng cho rằng cơ hội xuất khẩu nông sản, trái cây Việt Nam sang thị trường này là rất lớn. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, ông Lỗ Siêu - Đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc - nhấn mạnh: Vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu.
(Ảnh minh họa) |
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - cho hay, hiện Việt Nam có 16 mặt hàng thực vật đang được xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: Chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo, gạo, khoai lang, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, ớt, chanh leo.
Trong đó, 7 sản phẩm đã có Nghị định thư và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang hoàn thiện chuẩn hóa các Nghị định thư cho khoai lang, ớt. Các địa phương có diện tích lớn về ớt, khoai lang và chanh leo cần rà soát cơ sở đóng gói, vùng nguyên liệu để đăng ký cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán để ký nghị định thư với: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chôm chôm, xoài, mít. Ớt và chanh leo đang được cho phép xuất khẩu tạm thời. Nhóm trái cây có múi (cam, bưởi…) và dừa đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật.
Ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhận định, Trung Quốc có nhiều thay đổi trong quản lý chất lượng nông sản, hàng hóa nhập khẩu và đã là một thị trường khó tính. Tổng cục Hải quan Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, trong đó bao gồm cả hình thức biên mậu (tiểu ngạch). Trung Quốc yêu cầu đàm phán, mở cửa thị trường đối với từng loại sản phẩm; thực hiện quản lý sản phẩm nhập khẩu thông qua ký kết Nghị định thư; sản phẩm nhập khẩu phải có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Trước những yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn ngày càng nâng cao từ phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm theo các yêu cầu kỹ thuật, kết hợp với các đơn vị nông nghiệp địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu. Theo đó, các doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của phía bạn.
Theo các chuyên gia, để khai thác hiệu quả thị trường này, điều quan trọng là phải xác lập tầm nhìn đúng đắn. Trong đó, việc bỏ tư duy buôn chuyến mà cần xem thị trường Trung Quốc là thị trường quan trọng, khó tính từ đó xác định các doanh nghiệp làm ăn với chúng ta là những đối tác để hợp tác lâu dài là hết sức quan trọng.
Trung Quốc và Campuchia ra tuyên bố về xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Hôm qua (11/2), trong ngày cuối chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai nước đã ra Tuyên bố chung, cam kết xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc-Campuchia chất lượng cao, trình độ cao và tiêu chuẩn cao trong thời đại mới. |
Học giả Trung Quốc giải mã động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam Hãng truyền thông hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính-kinh tế YICAI vừa đăng bài viết của học giả Trương Nhuệ, giáo sư kinh tế học, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu thị trường Trung Quốc với tựa đề "GDP tăng trưởng hơn 8%, đâu là động lực của nền kinh tế Việt Nam". |