Cà Mau: Cuộc sống mưu sinh của bà con ở cửa biển Giá Lồng Đèn
Ngất ngây với vẻ đẹp của “vương quốc sao biển” ở Phú Quốc |
Một ngày lang thang ở Huế trải nghiệm những món ăn hút khách du lịch |
Chúng tôi xuất phát từ bến đò, đợi nước ròng sát, men theo dòng chảy về phía biển là những vạt rừng đước bạt ngàn, cạnh bên là những căn nhà sàn lấp ló. Trong chuyến đi lần này có anh bạn Alex (người Ireland) tháp tùng. Alex sinh sống và làm việc tại Việt Nam hơn nửa năm. Đi cùng với anh là anh Trần Chí Linh, bạn đồng nghiệp dạy tiếng Anh. Anh Linh phiên dịch: “Bạn ấy nói nơi này còn hoang sơ quá, khác với những gì tưởng tượng nhiều, lần đầu tiên đến đây sẽ là một kỷ niệm đẹp”.
Đường đi đến cửa biển Giá Lồng Đèn bằng phương tiện thuỷ nhỏ. |
Vốn là dân bản địa, anh Hiển cho biết, cửa biển Giá Lồng Đèn dành cho ai yêu thích thiên nhiên, thích biển, đặc biệt là thích câu cá. Những lúc rảnh, anh Hiển cùng với bạn bè tụ tập đi câu những loài cá như: vồ biển, cá chét, cá ngát… “Những tháng hè, mấy đứa nhỏ sống ở cửa biển ra ngoài này chơi đá bóng, cặm trụ sân bãi hẳn hoi; người lớn thì kéo nhau câu cá… đợi đến thuỷ triều lên thì về”, anh Hiển tâm sự.
Được tự tay đào chem chép biển là một trải nghiệm thú vị của du khách. |
Nước rút, thường khoảng 3-4 tiếng là thuỷ triều lên. Một số ngư dân ở đây nhắc nhở: “Chơi ở đây thì phải tranh thủ về, không thôi nước tới chân là chạy không kịp đâu”. Anh Hiển giải thích thêm, sắp tới mùa chướng, sóng, gió mạnh, sẽ mất bãi rồi. Bãi này chỉ tồn tại ở mùa gió Nam khi tới con nước.
Đa số ngư dân ở đây mưu sinh bằng nghề đánh bắt ven bờ. |
Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Mai Việt Triều thông tin, cửa biển Giá Lồng Đèn có hơn 25 hộ, chủ yếu là dân di cư từ các nơi lân cận hoặc nơi khác về đây mưu sinh. Giá Lồng Đèn từ lâu đã có tiềm năng du lịch vì nó nằm cạnh cửa biển Hố Gùi, Gành Hào. Nơi đây thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, trù phú. Những năm qua, có nhiều du khách đến đây tham quan trải nghiệm bắt ốc, đào chem chép, câu cá… Theo định hướng của xã, dựa theo tiềm năng sẵn có, Giá Lồng Đèn sẽ thu hút khách du lịch trong tương lai.
Nghề “móc” cua biển trong hang khi thuỷ triều xuống cũng mang lại thu nhập cho người dân. |
Đến bãi bồi có thể bày biện thức ăn, nấu nướng và thưởng thức tại chỗ. Nhật Minh FacebookTwitterEmailMore Họ và tên |
Cà Mau: Săn chuột rừng, nghề làm chơi ăn thật Nghề săn chuột rừng của bà con xã Nguyễn Phích, huyện U Minh có từ rất lâu. Anh Lý Hồng Duẩn, phụ trách lâm nghiệp ... |
Tục thờ linh vật tại đền, chùa ở Cà Mau Tại Cà Mau, chuyện thờ tự linh vật tại các chùa chiền phản ánh tiến trình khai hoang mở cõi, mang đậm dấu ấn về ... |
Nỗ lực vì một vùng biển trong lành Cùng với sự chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể trên địa bàn, những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên ... |