Cà Mau: Săn chuột rừng, nghề làm chơi ăn thật
Nhật Minh 01/09/2020 18:18 | Cuộc sống vùng biên
Ông Danh Rum (Năm Rum), Ấp 12, xã Nguyễn Phích, có kinh nghiệm 5 năm làm nghề săn chuột. Ngoài 7 ha rừng tràm thì săn chuột, gác kèo ong cũng được xem là nghề chính vì nó mang lại thu nhập, bất kể mùa mưa hay nắng và không phải đi làm xa.
Trước khi đặt, người dân dùng bùn để lót dưới rập vì bùn hôi, chuột lại ăn mồi nhiều hơn. |
Mồi đặt rập chủ yếu là lúa và chuối. |
Những con chuột to béo. |
Bà con ở đây cho biết, mùa mưa đặt được ít hơn mùa nắng, vì mùa nắng không có thức ăn, chuột phải xuống mé kênh để tìm. |
Niềm vui của ông Danh Rum (bên phải) sau mỗi lần cân chuột. |
Ông Năm Rum đi đặt rập vào buổi chiều, len lỏi vào các khu vực có nhiều tràm, keo lai… “Những nơi này có sậy um tùm, chỗ nào cây nhiều là có chuột nhiều. Mưa xuống măng sậy mọc lên, đây là món khoái khẩu của chuột cống nhum”, ông Năm giải thích.
Chuột cống nhum rất to, ai cũng mê vì giống thịt gà, được xem là đặc sản. Sáng sớm ông Năm Rum đi thăm rập, với hơn 100 rập, mỗi ngày ông bắt từ 5-6 kg chuột, bán cho thương lái với giá 50.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Phú Thịnh, Ấp 13, xã Nguyễn Phích, cho biết, mỗi ngày anh thu mua khoảng 50 kg chuột. Bao nhiêu anh cũng thu mua hết, chuột đồng hiện nay rất được ưa chuộng, làm được nhiều món ăn ngon.
![]() Khi thời tiết chuyển mùa sang mưa, cũng là lúc các giống loài thủy, hải sản bắt đầu vào bờ sinh sản. Đây cũng là ... |
![]() Về Cà Mau, du khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản nổi tiếng vừa lạ vừa ngon như ba khía Rạch Gốc, ... |
![]() Tỉnh Cà Mau đã quyết định di dời biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau do vị trí cũ không ... |
Nhật Minh
Đáng chú ý
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Bài viết mới
Chăm lo người dân có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới Việt Nam – Campuchia

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.