Bu Prăng điểm khác biệt nhận thức về đường biên giới Việt Nam – Campuchia (bài 12)
Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11) Mặc dù đã nỗ lực, tuy nhiên công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia vẫn chưa hoàn thành. ... |
Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10) Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là ... |
Các khu vực cụ thể là:
1.Tỉnh Gia Lai, mốc 30-40.
2.Tỉnh Đắk Lắk, mốc 40-44.
3.Tỉnh Đắk Nông, mốc 56-60 (Bu prăng)
4. Tỉnh Tây Ninh (Vàm Trang Châu) mốc 139-147.
5.Tỉnh An Giang, mốc 241- 245.
6. Khu vực Bình Di mốc 253.
7. Tỉnh Kiên Giang, mốc 296-302 (Rạch Giang Thành)
Trong đó 6/7 khu vực biên giới còn tồn đọng này chủ yếu là do phương pháp kỹ thuật chuyển đổi bản đồ từ Bonne của Pháp tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM của Mỹ tỷ lệ 1/50.000 mà các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của hai bên đã áp dụng để tính toán còn khác nhau. Riêng khu vực Bu Prăng là do nhận thức khác nhau về cơ sở pháp lý và thực tế quản lý.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen cùng mở tấm vải phủ cột mốc số 30 biên giới hai nước. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Để giúp nâng cao nhận thức, chúng tôi xin được cung cấp các thông tin liên quan đến khu vực biên giới Bu prăng như sau:
Đặc điểm địa lý
Bu Prăng là một khu vực lớn, có diện tích khoảng 52 km2, tạo bởi hai nhánh suối ở thượng nguồn sông Đắk Huýt là nhánh Đắk Dang và Đắc Huýt (sông Đắk Huýt có chiều dài khoảng 75 km, hai nhánh Đắk Huýt và Đắk Dang ở thượng nguồn có chiều dài mỗi nhánh khoảng 15 km) thuộc địa phận xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Đối diện là xã Đắc Đam huyện San Monorom tỉnh Mondunkiri, Campuchia.
Quản lý khu vực Bu Prăng thời kỳ phong kiến
Trước khi thực dân Pháp đến Đông Dương, Tây Nguyên nói chung và Bu Prăng nói riêng do triều Nguyễn quản lý, nhưng chỉ lập thành các “nguồn” của những người dân tộc thiểu số, không lập thành tỉnh, biên giới được xác định là vùng không rõ ràng. Đây là vùng đất hoang vu, thỉnh thoảng có một vài người Kinh mạo hiểm liên lạc với các bộ lạc ở đây để trao đổi muối với các sản phẩm lâm sản.
Khu vực này đã tồn tại hai làng Bu Prăng 1 và Bu Prăng 2. Hiện nay vẫn còn mồ mả chôn cất và các dấu tích dân cư sinh sống trước đây (mồ mả, chum chóe…) Hai làng này đặt dưới sự cai trị của chính quyền phong kiến thực dân. Hàng năm, dân vẫn đi phu khai khẩn đồn điền trồng chè (lâm trường Quảng Trực hiện nay) và làm đường giao thông. Đồng thời, thực dân Pháp còn thu thuế hai buôn ở làng này. Đây là mảnh đất có truyền thống chống thực dân Pháp rất kiên cường, điển hình là cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh phong trào yêu nước Nơ Trang Lơng người dân tộc M’Nông đã lãnh đạo nhân dân đừng lên chiến đấu chống thực dân Pháp trong suốt 24 năm (1912 - 1935).
Người Pháp xâm lược Đông Dương và việc tách nhập tỉnh Đăk Lăk
Năm 1890, Giám mục Jasin Martial đến Đăk Lăk để truyền giáo. Năm 1893, bác sĩ Yersin lên đây tiếp xúc với các bộ lạc địa phương. Ngày 2/11/1899, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập Commissariat Darlac thuộc xứ Ai Lao. Ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông dương ký Nghị định tách Commissariat Darlac khỏi xứ Ai Lao nhập vào tỉnh Kon Tum của Trung Kỳ (Việt Nam). Ngày 04/7/1905, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập tỉnh tự trị Đăk Lăk thuộc Trung Kỳ. Ngày 30/3/1932, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập tại tỉnh Đăk Lăk một Đại lý hành chính lấy tên là Dak Dam có ranh giới được ấn định như sau:
- Phía Đông Bắc giáp sông Srê Pok và Krông Nô.
- Phía Đông Nam giáp phân thủy giữa Đak Pri và Dak Drô, giữa Dak Tong và Dak Bung So, giữa Dak R’Mang và Dak Bung So.
- Phía Nam giáp sông Đồng Nai.
- Phía Tây giáp Dak Dam và đường phân thủy giữa sông Bé và Dak Bung So.
Theo bản đồ Bonne 192W xuất bản năm 1953 có in ranh giới hành chính giữa Trung Kỳ và Nam Kỳ thì ranh giới này trùng với ranh giới phía Tây của Đại lý hành chính Dak Dam (lập năm 1932), theo đó khu vực Bu Prăng không thuộc tỉnh Đăk Lăk thời đó. Việc tách nhập tỉnh Đăk Lăk không có liên quan gì tới lãnh thổ của Cao Miên (Campuchia) trong thời kỳ thực dân.
Năm 1910, Pháp thành lập Ủy ban Pháp - Campuchia đi khảo sát thực địa để phân vạch ranh giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) với tỉnh Côngpông Chàm và Kratié (Cao Miên). Theo báo cáo của Ủy ban năm 1910 (Biên bản phiên họp thứ 3 ký ngày 19/9/1911), hai bên đã thống nhất việc hoạch định ranh giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) với tỉnh Côngpông Chàm và Kratié (Cao Miên), có sơ đồ kèm theo trên đó đoạn biên giới ở khu vực Bu Prăng được vẽ theo nhánh suối Dak Dang (đến nay chưa tìm thấy). Theo đó, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định ngày 31/7/1914, tại Điều 3 nói về ranh giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) với tỉnh Côngpông Chàm và Kratié (Cao Miên) đúng với Biên bản ngày 19/9/1911, đoạn biên giới ở khu vực Bu Prăng vẽ theo suối Dak Dang (nhánh suối phía Bắc). Như vậy trong thời kỳ thực dân, khu vực Bu Prăng đã được hoạch định thuộc phạm vi hành chính của tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ).
Tác giả (áo trắng đứng giữa) cùng đoàn cán bộ khảo sát khu vực Pu Prăng tháng 4 năm 1999 |
Vùng Bu Prăng trước Cách mạng Tháng 8/1945 thuộc tổng Krông Yôn huyện Bu Đốp tỉnh Thủ Dầu Một, do Điên Tôi làm Chánh tổng. Huyện Bu Đốp lúc đó gồm có 3 tổng là Bù Ya Mập, Fa Mbêp (hiện nay thuộc tỉnh Bình Phước) và Krông Ykon (nay chính là xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông). Trước năm 1945, người Pháp cho thiết lập ở Krông Ykon một đồn biên giới, có 30 người dân tộc M’Nông đồn trú dưới sự chỉ huy của một đồn trưởng người Pháp, đồn này thường được gọi là đồn “Le Rolland”. Lính đồn này dùng nước ở suối Đất Gỗ là một nhánh chảy ra sông Đắk Huýt. Vùng này trước đây Pháp còn làm cả sân bay Bu Krak, hiện nay vẫn còn dấu tích.
Chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện một chế độ cai trị rất chặt chẽ và khắt khe ở khu vực này. Nhân dân ở đây phải đóng thuế để nộp cho tỉnh Thủ Dầu Một, bị bắt làm phu phen, làm xâu lên nộp cho quận Bù Đốp, bên cạnh đó còn phải phục vụ riêng cho đồn Le Rolland theo yêu cầu của tên đồn trưởng.
Quản lý Bu Prăng của miền Nam Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975
Vào thời kỳ này, trên thực tế quản lý, chính quyền Nam Việt Nam và Sihanouk đều coi suối Đắk Dang là biên giới giữa hai nước và lấy con suối này là nơi gặp gỡ trao đổi chứ không bao giờ tự tiện qua lại suối này.
Thời kỳ này, Mỹ và chính quyền miền Nam cho xây dựng ở khu vực này một tập đoàn cứ điểm lớn nhằm chặn đường tiếp tế của quân giải phóng niềm Nam Việt Nam từ Campuchia sang và khống chế toàn bộ khu vực. Tại đây chúng cho xây dựng trại Bu Prăng (Bu Prang Camp), thường gọi là đồn 5 sao.
Do vai trò chiến lược quan trọng của khu vực này nên vào cuối năm 1969, Quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định mở một cuộc tấn công quyết liệt vào cứ điểm Bu Prăng. Sau khi tiêu diệt các cứ điểm của Mỹ và chính quyền miền Nam xung quanh Bu Prăng là Annie, Susan và Kent, ngày 3/11/1969, quân Giải phóng đã sử dụng 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh tiến hành bao vây tấn công căn cứ Bu Prăng. Lực lượng Mỹ và miền Nam chốt giữ ở đây gồm có lực lượng bán vũ trang và lực lượng biệt kích pháo binh thuộc Liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Mỹ. Sau 45 ngày chiến đấu, ta đã gây cho đối phương nhiều thiệt hại nặng nề buộc chúng phải sử dụng B-52 tiến hành ném bom rải thảm ra các vị trí của ta xung quanh Bu Prăng, đồng thời ném bom sang cả bên lãnh thổ Campuchia. Đến tháng 1/1970, Mỹ và chính quyền miền Nam cho xây dựng lại cứ điểm trại Bu Prăng và tăng cường quân đồn trú. Toán A-236 thuộc Lực lượng Đặc biệt Mỹ được điều đến chốt giữ ở đây.