Bộ Y tế: Nhanh chóng phân vùng xanh - đỏ tại Bệnh viện Việt Đức
Bộ Y tế hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh Bộ Y tế ngày 30/9 có văn bản gửi các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. |
Lãnh đạo Bộ Y tế nêu lý do chưa mua test kháng nguyên nhanh Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có trả lời chính thức về một số nội dung liên quan đến vấn đề giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên. |
Sáng 1/10, Đoàn Công tác của Cục quản lý khám, chữa bệnh do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, làm trưởng đoàn cùng các đại diện ngành y tế quận, thành phố đã tới kiểm tra công tác phòng, chống dịch của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã phát hiện 3 ca COVID-19 liên quan Bệnh viện Việt Đức, gồm: 1 ca là người đàn ông quê Hà Tĩnh đi chăm người nhà ở tầng 8 nhà D, một người bán và giao cơm tại khu vực cổng bệnh viện ở 77 Phú Doãn; và ca thứ 3 là người chăm sóc người bệnh đang điều trị tại Trung tâm Đại trực tràng (tầng 7 nhà D) từ 13/9 đến nay.
GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết ngay từ chiều ngày 30/9, cơ sở y tế này đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội và tạm thời phong tỏa tòa nhà D, lấy mẫu toàn bộ người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế trong tòa.
Tổng số mẫu được lấy khoảng 1.400 người. Đêm qua, đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm xuyên đêm và đến sáng nay vẫn tiếp tục lấy mẫu. Thống kê đến trưa 1/10, tổng số mẫu được lấy là khoảng 4.000.
Sau khi có kết quả xét nghiệm của số mẫu trên, lãnh đạo bệnh viện đề nghị căn cứ vào đó để có phương án phòng chống dịch tiếp theo, nếu phong toả, chỉ nên tiến hành ở những khu vực có nguy cơ cao, rất cao. Vùng an toàn vẫn nên đón tiếp bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cấp cứu, thận nhân tạo.
Đến sáng 1/10, Bệnh viện Việt Đức đã phát hiện 1 ca mắc COVID-19 là người nhà đi chăm bệnh nhân ở tầng 8, nhà D (khoa Ung bướu) từ 19-30/9. (Ảnh: SKĐS) |
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng với quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, trước mắt, bệnh viện cần phối hợp CDC Hà Nội để xét nghiệm thật nhanh, xác định vùng nào là vùng xanh, đỏ, cam, vàng để có phương án chống dịch phù hợp, đảm bảo vừa an toàn vừa hiệu quả.
“Trong trường hợp cần các bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ xét nghiệm Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, tôi đề nghị Sở Y tế Hà Nội nhanh chóng báo cáo để Bộ Y tế có phương án điều động đơn vị hỗ trợ” - Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nói.
Chuyên gia của Bộ Y tế nói thêm: “Chúng tôi nhất trí việc đề xuất tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân thông thường để thực hiện giãn cách, chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân thận nhân tạo. Tuy nhiên, việc tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu phải bố trí luồng riêng và phải sàng lọc kỹ. Bộ Y tế sẽ thành lập Tổ công tác để cùng với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống dịch và tổ chức khám, chữa bệnh, ngăn chặn, khống chế không để nguồn lây ra cộng đồng”.
Lãnh đạo Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng cho biết số mẫu bệnh phẩm dương tính, nghi ngờ nhiễm SARRS-CoV-2 đều tập trung tại tầng 8 và 7 của viện (khoa Ung bưới và khoa Tiêu hóa). Các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ đang chạy lại mẫu đơn để khẳng định.
Ông Giang đề nghị Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ thực hiện nhanh công tác xét nghiệm và định kỳ xét nghiệm lại sau 3 ngày, 7 ngày; đồng thời hỗ trợ giãn cách người nhà bệnh nhân ra khỏi khuôn viên bệnh viện để phòng, chống dịch. Bệnh viện đã lên kế hoạch chăm sóc toàn diện bệnh nhân đang điều trị.
Về đề xuất giãn cách người nhà bệnh nhân, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê và Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đều đồng ý. Với việc sắp xếp chỗ ăn, nghỉ bên ngoài cho lực lượng y tế, các bên thống nhất Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản để thành phố có hướng bố trí khách sạn phù hợp nhằm đảm bảo sức sức khỏe cán bộ y tế.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đồng ý với đề xuất cuả Bệnh viện Việt Đức điều chuyển một phần thuốc Remdesivir được cấp cho bệnh viện từ Trung tâm Hồi sức Bệnh viện Việt Đức tại TP.HCM về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị trường hợp F0 liên quan.
Liên quan tới các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Việt Đức, để chủ động phòng, chống dịch lây lan trên địa bàn, chiều 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội có công văn gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát, lập danh sách để quản lý và theo dõi sức khỏe với các trường hợp đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh… tại Bệnh viện Việt Đức từ ngày 15 đến 30/9.
CDC Hà Nội cũng đề nghị y tế các địa phương khẩn trương điều tra xác minh để có biện pháp xử trí.
Cụ thể: Nếu người dân có đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại phòng, khoa, tầng điều trị có bệnh nhân dương tính (hiện tại là tầng 7, tầng 8 tòa nhà D) hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính thì xử trí như trường hợp tiếp xúc gần;
Nếu người tới Bệnh viện Việt Đức có biểu hiện: ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe, xử trí như ca nghi ngờ nhiễm COVID-19;
Với các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm (RT-PCR mẫu gộp).
Theo thống kê sơ bộ của CDC Hà Nội về số lượng người bệnh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ 15/9 đến nay, toàn TP có gần 4.900 người, trong đó có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện.
Ngoài ra, có thêm 4.001 người liên quan Bệnh viện Việt Đức tại các tỉnh/thành khác, gồm: gần 2.600 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.
Tính đến sáng 1/10, Hưng Yên, Nam Định và Hà Tĩnh là các địa phương xác nhận có thêm ca nhiễm SARS-CoV-2 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội. Tổng cộng số người liên quan ca F0 ở bệnh viện này đã lên tới 6 người. CDC Hà Nội phát thông báo khẩn tìm các bệnh nhân và người nhà từng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 15 đến 30/9. Những người này cần liên hệ với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng phòng, chống dịch để được tư vấn hỗ trợ: 0969082115 hay 0949396115. |
Hà Nội sẽ xét nghiệm toàn bộ người nghi mắc COVID-19 Sở Y tế TP. Hà Nội yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, rà soát lấy mẫu 100% các trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19. |
Bộ Y tế đề nghị các địa phương không áp dụng Chỉ thị 16 cũng cần lấy mẫu xét nghiệm Theo đề nghị của Bộ Y tế, các địa phương không áp dụng Chỉ thị 16 cũng cần tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng. |
Kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể, quyết không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế Kết luận hội nghị trực tuyến sáng 15/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý hàng loạt giải pháp để kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể, quyết không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế, củng cố niềm tin chiến thắng và huy động sự vào cuộc, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp để vượt qua đại dịch, đưa đất nước tiếp tục đi lên, người dân được ấm no, hạnh phúc, an toàn. Thủ tướng nhấn mạnh, phòng chống dịch thì quan trọng nhất là chống lây nhiễm giữa người với người, kiểm soát được con người thì cắt được lây nhiễm. |