Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phòng thiên tai cần tìm ra giải pháp căn cơ, lâu dài
Phú Thọ: Trường TH Phú Nham thực hiện tốt Chương trình GDPT mới Năm học 2020 – 2021, trường Tiểu học & THCS Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) và trường Tiểu học Phú Nham (huyện Phù Ninh), tỉnh Phú Thọ đảm bảo đủ 1,5 giáo viên/lớp và các GV để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục dạy HS lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trường Tiểu học và THCS Kinh Kệ thu tốt 160.000đ/1 hs/1 tháng tiền học buổi 2 (2 buổi/ngày) HS lớp 1; còn trường Tiểu học Phú Nham không thu tiền học buổi 2 HS lớp 1. |
Lùm xùm các khoản thu chi tại trường Tiểu học Phong Phú Theo đơn phản ánh của phụ huynh học sinh trường Tiểu học Phong Phú, huỵên Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có một số khoản thu không hợp lý như tiền: ủng hộ; lao động, vệ sinh; quét lớp…nhà trường chưa trả lại tiền bảo vệ đã thu năm học 2018 – 2019. |
Hội nghị nhằm đánh giá công tác về Phòng, chống thiên tai năm 2020, phân tích diễn biến tình hình thiên tai đầu năm 2021 để chuẩn bị phương án ứng phó cho mùa thiên tai trọng điểm 2021 tại khu vực miền núi phía Bắc.
Đồng chủ trì hội nghị có: ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Trần Quang Hoài - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT; ông Bùi Văn Quang – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.
Hội nghị có sự tham dự của gần 350 đại biểu là đại diện thành viên Ban Chỉ đạo thuộc các Bộ, ngành; lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn của 13 tỉnh, thành phố miền núi phía Bắc…
Ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Hiện nay, thiên tai diễn ra với tần suất ngày càng nhiều và có xu hướng phức tạp, cực đoan hơn.
Các địa phương cần chú trọng công tác “phòng” thiên tai, phải tìm ra được giải pháp căn cơ, lâu dài hơn, để các thế hệ sau này được sống trong môi trường an toàn hơn trước thiên tai. Theo đó, trước mắt chúng ta tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng, những điểm xung yếu cần tiếp tục khắc phục. Trong PCTT cần có chiến lược dài hạn dựa trên nền tảng công nghệ dự báo và cảnh báo tiên tiến.
"Ở đâu đó ở mỗi địa phương để đáp ứng tăng trưởng thì có một lúc nào đó chúng ta xem nhẹ, có lúc nào đó chúng ta có đánh đổi chút nào hay không, đây là vấn đề chúng ta cùng suy nghĩ.
Nhiều khi cái lợi ích trước mắt và có những cái tổn hại sau này không có gì bù lại được. Phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột tăng trưởng kinh tế, giải quyết được các vấn đề xã hội và giữ được môi trường, có đánh đổi chút nào đó hay không?
Tôi nói không có ý định phê bình nhưng đây là thông điệp để chúng ta suy nghĩ trước khi làm. Lãnh đạo địa phương cũng cân phân giữa lợi ích trước mắt nhưng lại đảm bảo cho chiến lược lâu dài", ông Lê Minh Hoan nói.
Năm 2020, tại khu vực miền núi nước ta, tình trạng mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng sạt lở đất, lũ quét đặc biệt nghiêm trọng, diện rộng ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong những tháng đầu năm 2021, trong khu vực đã xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại, giông lốc, sét, mưa đá, đặc biệt là mặc dù chưa bước vào mùa mưa, song một số địa phương đã xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản, đây là điều hiếm gặp, báo hiệu một năm thiên tai diễn biến khó lường trong khu vực…
Thời gian qua, công tác PCTT đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Nhờ đó, hậu quả do thiên tai gây ra tại các địa phương nhanh chóng được khắc phục, đời sống nhân dân tại các vùng thiên tai cơ bản ổn định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTT còn tồn tại những hạn chế như: Nhận thức, kỹ năng PCTT của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa chưa đồng đều; việc tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai của người dân khu vực này còn chưa thường xuyên, kịp thời.
Công tác tập huấn đối với lực lượng làm công tác PCTT và việc phổ biến kiến thức cho người dân ở khu vực chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả. Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng PCTT thiếu đồng bộ, khả năng chống chịu hạn chế, một số công trình hư hỏng, xuống cấp do thiên tai; điện lưới thông tin liên lạc gián đoạn…
Quang cảnh hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Tiến đánh giá, khu vực miền núi phía Bắc có nhiều đặc điểm dễ khiến thiên tai xảy ra. Cụ thể, các tỉnh hầu hết có địa hình chia cắt, phổ biến là núi cao, độ dốc lớn. Địa chất phức tạp, nhiều sông, suối và công trình hồ đập. Không chỉ vậy, đây còn là khu vực có lượng mưa lớn nhất cả nước, thường xuyên gây ra tai biến địa chất kèm theo lũ quét, sạt lở đất.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiến - Phó tổng cục trưởng Tổng cục PCTT, năm qua thiên tai diễn ra dồn dập và khốc liệt trong suốt cả năm với những yếu tố dị thường và ghi nhận nhiều giá trị vượt mức lịch sử.
Thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 3.429 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái, trên 198.000ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 52.000 con gia súc, 4,1 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng thiệt hại về kinh tế trên 39.962 tỉ đồng.
Những tháng đầu năm 2021, trong khu vực đã xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại, dông lốc, sét, mưa đá, đặc biệt là mặc dù chưa bước vào mùa mưa song một số địa phương đã xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản, đây là điều hiếm gặp, báo hiệu một năm thiên tai diễn biến khó lường trong khu vực.
Ông Bùi Văn Quang – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu tại Hội nghị Phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2021. |
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe ý kiến tham luận của đại diện các Ban chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh trong khu vực. Các tham luận tập trung nêu bật những khó khăn, vướng mắc, cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn công tác PCTT; đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong thời gian tới.
Theo đó, tham luận của đại diện một số địa phương miền núi phía Bắc cũng cho rằng, cơ sở hạ tầng nói chung và phục vụ công tác PCTT trong khu vực kém phát triển; khả năng chống chịu hạn chế, dễ bị tổn thương. Đây cũng là khu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh. Sinh kế của người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp ven các sông suối và sườn đất dốc, dễ bị tổn thương. Thiệt hại do tác động thiên tai có thể gây ra bởi vậy rất lớn.
Phú Thọ: Trường TH Phú Nham thực hiện tốt Chương trình GDPT mới Năm học 2020 – 2021, trường Tiểu học & THCS Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) và trường Tiểu học Phú Nham (huyện Phù Ninh), tỉnh Phú Thọ đảm bảo đủ 1,5 giáo viên/lớp và các GV để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục dạy HS lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trường Tiểu học và THCS Kinh Kệ thu tốt 160.000đ/1 hs/1 tháng tiền học buổi 2 (2 buổi/ngày) HS lớp 1; còn trường Tiểu học Phú Nham không thu tiền học buổi 2 HS lớp 1. |
Phú Thọ: Trường Tiểu học Cao Mại có thực hiện tốt các khoản thu? Kế hoạch số 174/KH-THCM ngày 19/10/2019 của trường Tiểu học Cao Mại, thị trấn Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cho thấy: Năm học 2019 – 2020, nhà trường có tổng dự toán thu, chi quỹ thỏa thuận phục vụ học sinh là 3.091.150.000 đồng. |
Lùm xùm các khoản thu chi tại trường Tiểu học Phong Phú Theo đơn phản ánh của phụ huynh học sinh trường Tiểu học Phong Phú, huỵên Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có một số khoản thu không hợp lý như tiền: ủng hộ; lao động, vệ sinh; quét lớp…nhà trường chưa trả lại tiền bảo vệ đã thu năm học 2018 – 2019. |