Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
00:16 | 10/02/2024 GMT+7

Biểu tượng Rồng Việt: Sự hòa hợp và hoàn mỹ

aa
Biểu tượng Rồng của người Việt chứa đựng những triết lý cao siêu nhưng cũng dung nạp những ước muốn, đặc tính sinh hoạt, lao động đời thường. Nó có sự linh thiêng, huyền bí và cao quý của thánh thần, vua chúa nhưng cũng đậm đà hương vị, lời ăn tiếng nói của muôn dân. Sự hội tụ đó còn làm nên một linh vật vừa đẹp, vừa quyền năng, vừa chính đạo và cũng rất thân thiện.
Tết cổ truyền Việt Nam qua lăng kính các nhà ngoại giao
Tết con rồng ở Trung Quốc
Rồng thời Lý có đầu nhỏ, mình thon mềm mại, uốn lượn nhiều vòng, uyển chuyển trên bốn chân chim, mình không có vảy, đặc biệt là đầu không có tai và sừng.
Rồng thời Lý có đầu nhỏ, mình thon mềm mại, uốn lượn nhiều vòng, uyển chuyển trên bốn chân chim, mình không có vảy, đặc biệt là đầu không có tai và sừng.

Âm dương hòa hợp

Trước hiện tượng thiên nhiên mưa, gió, sấm, sét, con người mường tượng ra hình ảnh những vị thần và con vật siêu nhiên, huyền bí. Hình tượng rồng xuất hiện được xem là bản nguyên của tính sáng tạo, là sức mạnh của sự sống.

Từ triết lý mang khát vọng mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, rồng được tạo thêm ý nghĩa về sự khai phá của con người khai hoang, lấn biển.

Rồng còn biểu tượng cho nguồn gốc của dân tộc Việt cổ. Đó là câu chuyện truyền thuyết cách nay mấy ngàn năm, khi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con trai.

Như thế, ban đầu, triết lý rồng là mang tính âm, tính của “nước”. Cho nên, hình dáng của rồng được tạo tác qua trí tưởng tượng của người Việt cổ là hình thành từ hai loài bò sát, có thể sống dưới nước là cá sấu và rắn.

Vì mường tượng hình tượng rồng mang đặc tính nước, như một con sông nên xuất hiện tên gọi “rồng”. Giới nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra những giả thiết về việc hình thành tên gọi rồng. Ví như Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cho rằng ở thời tiền sử, cách gọi “rồng” đã xuất hiện trong các ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt - Chứt. Một số nhà khoa học khác như Giáo sư Hà Văn Tấn, Cao Huy Đỉnh, Phạm Huy Thông, Đặng Nghiêm Vạn, Chu Quang Trứ cũng từng đề cập khi nghiên cứu các ngôn ngữ cổ. Các nhà nghiên cứu đó đều cho rằng các chữ “krong”, “klong”, “Krông”… trong ngôn ngữ một số tộc người hiện nay có nghĩa là “dòng sông” có mối quan hệ với chữ “rồng” trong tiếng Việt và chữ “long” trong tiếng Hán.

Vì lấy hình dáng cá sấu và rắn, hai loài bò sát nên hình thể rồng mang tính mềm mại, biểu đồ hình “sin” (lượn sóng). Hình thể này sẽ khác biệt với hình tượng rồng của Hy Lạp (tượng trưng cho con rồng phương Tây). Người Hy Lạp quan niệm rằng con rồng là một động vật có khả năng phun ra lửa, hình dạng giống thằn lằn, là biểu tượng cho cái ác và sự hủy diệt. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên, người phương Tây coi chế ngự và tiêu diệt được rồng là thể hiện được sức mạnh của bậc anh hùng.

Từ đặc tính “nước” mang tính âm, dần dà rồng mang tính dương. Đó là khi người Việt “đắp thêm” các khả năng siêu nhiên của rồng. Đó là rồng biết bay dù không có cánh. Từ phun mưa, rồng còn biết phun lửa.

Đầu Rồng.
Đầu Rồng.

Trong số học của triết lý Á Đông, số 9 được gọi là “dương cửu” – tức là số dương cao nhất. Vì vậy, để gọi vùng đất trù phú của nước ta ở phía Nam, người Việt gọi đó là đồng bằng sông Cửu Long.

Về sau, rồng được gán thêm các ý nghĩa mới, hiện thực hóa những thực tiễn thời đại, chẳng hạn như xem nó là biểu tượng của các bậc đế vương, của sự cao sang và thịnh vượng.

Từ biểu tượng âm – dương, mùa màng tốt tươi, biểu tượng nguồn gốc dân tộc, biểu tượng cho đế vương, rồng còn biểu hiện cho tính Quốc gia độc lập, tự chủ. Đó là hình tượng rồng thời Lý. Sau ngàn năm thuộc Bắc, dân tộc ta đã giành được chủ quyền độc lập, tự chủ. Vua Lý Thái Tổ lên ngôi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành kinh đô Thăng Long (rồng bay lên).

Từ cung đình tỏa đến chốn quê

Triết lý biểu tượng cho tính dân tộc nên dễ hiểu vì sao nhiều địa danh của Việt Nam có chữ “long” (từ Hán Việt nghĩa là rồng), như: Hạ Long, Bái Tử Long, Long Biên, Long An, Vĩnh Long… Đặc biệt là tên gọi kinh đô Thăng Long…

Từ những triết lý cao siêu, to tát, dần dà rồng lại mang những triết lý gần với đời sống sinh hoạt của cá nhân con người. Từ hình tượng rồng trong cung đình, gắn với vua, với những vật dụng của vua như long bào, long ngai, long sàng, long mão… nhiều hình tượng rồng đã đi vào các họa tiết trong đình, chùa làng hay các vật dụng của thường dân như lư hương, dao, đĩa, bình gốm, đỉnh đồng, bệ kê chân cột, mâm đồng, chậu đồng, hộp đựng bút, thậm chí kể cả bàn đạp yên ngựa cũng được trang trí hình rồng.

Hình ảnh Rồng đá Điện Kính Thiên.
Hình ảnh Rồng đá Điện Kính Thiên.

Triết lý rồng cũng được đưa vào cách nói ẩn dụ ví von của người Việt. Từ những việc cao cả, chí lớn tới những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, quan niệm sống. Ví như: “Cá gặp nước, rồng gặp mây” chỉ người gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn, sum vầy, hội ngộ; “cá chép hóa rồng” chỉ người đi thi đỗ đạt vinh hiển; “Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư” chỉ quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình; “Họa long điểm tinh” (Vẽ rồng điểm mắt), chỉ hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc; “Rồng nằm bể cạn phơi râu” chỉ trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được; “Rồng mây gặp hội” chỉ cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập; “Thêu rồng vẽ phượng” ý nói bày vẽ, làm đẹp thêm…

Từ triết lý, biểu tượng rồng đi vào đời sống con người qua các lễ hội, tập tục, phong tục như đua thuyền rồng, múa rồng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ngày nay có ít nhất hơn 30 điệu múa rồng chính thức, xuất hiện ở nhiều địa phương. Điệu nhảy được thực hiện bởi một nhóm các vũ công giàu kinh nghiệm, điều khiển một hình rồng dài linh hoạt bằng cách sử dụng các cột được đặt ở các khoảng đều đặn dọc theo chiều dài của con rồng. Nhóm nhảy mô phỏng các chuyển động tưởng tượng của linh hồn dòng sông này một cách uốn lượn, nhấp nhô.

Vẻ đẹp của rồng thời Lý

Các nghệ nhân thời Lý đã sáng tạo nên một hình tượng rồng độc đáo không hề giống bất cứ hình tượng rồng nào trên thế giới.

Thân rồng thời Lý tròn lẳn, da trơn nhẵn, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, thân to ở phần đầu và nhỏ dần về phía đuôi, thon dài và thanh thoát.

Đầu rồng thời Lý nhỏ, cổ ngước cao, phần mào cấu tạo như ngọn lửa bao trùm toàn bộ môi trên, quyện với răng nanh, xoắn thành hình dáng đám mây bồng bềnh. Mắt rồng to và tròn, phần chân mày kết xoắn. Phần bờm toả ra từ sau gáy hướng về sau, phấp phới bay như gió thổi. Miệng rồng ngậm ngọc, xung quanh đầu cũng được bao phủ bởi những viên ngọc tượng trưng cho sự sang quý. Hàm trên và dưới của rồng mất cân đối, hàm dưới uốn hình sin. Trên trán rồng có hình chữ S ngược, biểu tượng cho mưa gió sấm sét, mang triết lý về sự thuận hoà trong thời tiết, cho đồng ruộng được tốt tươi.

Rồng thời Lý có 11 đến 13 khúc, các khúc có cung độ đều nhau và uốn lượn. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba ngón trước hoặc năm ngón trước, không có ngón chân sau, có 3 đốt và móng vuốt sắc như móng chim.

Giữ gìn nét đẹp của Tết Việt Giữ gìn nét đẹp của Tết Việt
Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh hoa mai, hoa đào khoe sắc, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu bánh chưng xanh. Đây không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt. Những giá trị quý giá đó đã được người dân huyện Chư Păh (Gia Lai) gìn giữ. Để rồi khi xuân chạm ngõ, những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp khiến không khí Tết về tràn ngập khắp các thôn làng.
Ở trời Tây nhớ Tết quê nhà Ở trời Tây nhớ Tết quê nhà
Xa quê biền biệt tháng năm, Tết đến Xuân về là dịp để những người con đất Việt khắp nơi trên thế giới hướng về quê mẹ...
Mạnh Thắng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Những địa danh "rồng" nổi tiếng ở Hàn Quốc

Những địa danh "rồng" nổi tiếng ở Hàn Quốc

Là biểu tượng của sức mạnh, thịnh vượng và thành công, rồng từ lâu đã được coi là sinh vật hộ mệnh cho người dân Hàn Quốc.
Tản mạn về giấc mộng rồng

Tản mạn về giấc mộng rồng

Thường trong giấc mộng, con người hay mơ thấy những thứ quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Rồng là loài vật không có thật. Thế nên, con người mộng thấy rồng rất hãn hữu. Và dân gian, dã sử một số dân tộc cho rằng, mơ gặp rồng là có mệnh đế vương.

Các tin bài khác

Việt Nam có 3 món ngon lọt top ngon nhất thế giới làm từ cá

Việt Nam có 3 món ngon lọt top ngon nhất thế giới làm từ cá

Mới đây, Taste Atlas công bố danh sách 57 món ngon nhất làm từ cá trên thế giới, trong đó món canh chua cá của Việt Nam đứng thứ 8, canh chua ngọt xếp thứ 19 và lẩu cá linh điên điển xếp thứ 53.
Triển lãm chữ viết tiếng Hàn đầu tiên tại Việt Nam

Triển lãm chữ viết tiếng Hàn đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 15/7, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Dự án thí nghiệm Hangeul - Viện nghiên cứu Hangeul thời cận đại” nhằm truyền tải giá trị văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam.
Phú Quốc và Nha Trang lọt top 3 địa điểm du lịch quốc tế được Hàn Quốc yêu thích nhất

Phú Quốc và Nha Trang lọt top 3 địa điểm du lịch quốc tế được Hàn Quốc yêu thích nhất

Đó là kết quả khảo sát do trang mạng Rankify Korea công bố ngày 15/7. Theo đó, sự quan tâm của du khách Hàn Quốc đối với các địa điểm du lịch tại Việt Nam đang ngày càng tăng.
Bùng nổ lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng

Bùng nổ lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng

Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong 3 ngày từ 11-13/7, thành phố ghi nhận 455 chuyến bay đến địa phương. Đặc biệt, ngay trước đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 có tới 162 chuyến bay hạ cánh, tăng hơn 40% so với ngày trong tuần.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nhiều đoàn quốc tế đã vào viếng, dâng hương, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 2 ngày 25 và 26/7/2024, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức Lễ viếng và ghi Sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang.
Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giáp sát hành trình sẽ bị thu hồi

Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giáp sát hành trình sẽ bị thu hồi

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu cơ quan chức năng làm việc với các chủ tàu cá về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trường hợp chủ tàu không đồng ý thì tạm thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản nhằm ngăn chặn khai thác IUU.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động