Biển Tây mùa mưa bão
Cà Mau: Khẩn trương gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
Ngày 30/6, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.
|
Khát vọng vươn xa của xã bãi ngang ven biển Cà Mau
Huyện Phú Tân nằm ở phía Tây của tỉnh Cà Mau, xã Nguyễn Việt Khái là điểm cực Tây của địa phương này. Huyện Phú Tân có 8 xã, trong đó 5 xã đã về đích NTM, 2 xã cơ bản hoàn thành bộ tiêu chí, riêng xã bãi ngang ven biển Nguyễn Việt Khái vẫn còn nhiều khó khăn. Có một điều thú vị là hiện nay, khu trung tâm hành chính các cơ quan của huyện lại đang đứng chân trên địa bàn khó khăn nhất này. Chủ tịch UBND huyện Võ Trường Giang từng nhiều lần gan ruột: “Nguyễn Việt Khái đang đi đúng hướng, nhưng không phải với cái danh xã bãi ngang ven biển khó khăn, mà phải là một xã ven biển giàu đẹp, xã NTM trong tương lai gần”.
|
Thiêng liêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trên mảnh đất miền Tây
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam, trên mảnh đất miền Tây không khi Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương được diễn ra long trọng thu hút đông đảo người dân dâng hương thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu đối với công đức của tổ tiên.
|
Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai cho biết: “Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa mưa bão năm nay có khoảng 12-13 cơn bão, trong đó có từ 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Các tỉnh ÐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng, hàng năm đều xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, làm sao giảm đến mức thấp nhất thiệt hại người và tài sản trong mùa mưa bão”.
Trở lại Khánh Tiến
Trở lại cửa biển Khánh Tiến (huyện U Minh) trong mùa gió Nam, tàu ghe vẫn ra vào tấp nập. Ghé cống Hương Mai, khoảng 14 giờ, lúc này một số ghe đánh lưới tôm đã vào bờ, chị em phụ cánh đàn ông gỡ lưới. Những ngày hè, con nít xứ biển cũng theo phụ giúp cha mẹ.
Theo anh Võ Văn Vấn, Trưởng Ấp 7, xã Khánh Tiến, đa phần bà con ở đây sống nghề biển. Từ năm 2012 đến nay, khu tái định cư đã tạo cơ ngơi cho hơn 100 hộ (chủ yếu Ấp 7, Ấp 8), mới đây xã xây dựng một số cầu cảng cho người dân neo đậu ghe tàu, có những chính sách gì địa phương cũng ưu tiên bà con để họ yên tâm bám biển.
Tuyến đê biển Tây thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh được gia cố, đảm bảo việc đi lại của bà con. |
Mùa mưa bão, bà con cũng e dè hơn khi đánh bắt, vì sóng lớn. Anh Vấn cho biết: “Trạm biên phòng ở đây cũng tuyên truyền cho bà con, khi sóng to gió lớn thì không được ra khơi. Nghề lưới tôm ở đây hiện đang thịnh hành, vì sáng đi, chiều vô, chủ yếu khai thác gần bờ nên có sóng to bà con cũng trở tay kịp”.
Năm nay nghề câu mực ổn định hơn năm trước, cạnh cửa biển Khánh Tiến có khoảng 5 vựa thu mua thuỷ sản, đầu con nước lúc nào cũng tấp nập ghe tàu. Hơn 10 ngày nay biển hơi động nên lượng thuỷ sản thu mua ít hơn ngày thường.
Mấy chục năm làm nghề đẩy ruốc (te mé), ông Trần Văn Khâm (Hai Khâm), ở Ấp 7, xã Khánh Tiến, cho biết: “Mấy bữa nay thấy sóng lớn quá cũng sợ nên không ra biển. Sống ở đây có làm nghề gì khác đâu, may mắn vợ chồng có số vốn, bán quán giải khát nhỏ. Những ngày biển động thì ở nhà phụ vợ, biển êm thì mình đi”.
Trúng ruốc, ông Hai Khâm được khoảng 1 triệu đồng, ngày nào thất thì 200.000-300.000 đồng. Bà Ngô Thị Ðầm (vợ ông Hai Khâm) cho biết: “Cũng như mấy lần trước, dịch bệnh mình cũng lo vì ghe ra vào thường xuyên, ở đây tiếp xúc với nhiều người. Do dịch bệnh nên ảnh hưởng đến thuỷ hải sản, giá cả bấp bênh vì xuất đi xa không được. Các vựa ở đây có lúc cũng không thu mua. Mong sao cho hết dịch bệnh, bà con đỡ lo hơn”.
Bảo vệ đê
Theo tuyến đê biển Tây, một số ngư dân trên chiếc xuồng khai thác, với họ biển là sinh kế. Và họ cũng ý thức được trách nhiệm phải bảo vệ đê khi mùa mưa bão đến.
Anh Huỳnh Văn Nại, Ấp 9, xã Khánh Tiến, phân trần: “Ðợt mưa vừa rồi lên khoảng 3 tấc nước, ngập bờ kè nên không đi đâu được”. Gia tài vợ chồng anh Nại chỉ có 1 chiếc xuồng nhỏ, có hơn 200 cái rập cua đá và một số ngư cụ để câu viền, mỗi ngày thu nhập hơn 200.000 đồng từ tiền bán cua.
“Sống ở gần đê mà, thấy chỗ nào sóng đánh hư hao thì cùng với mấy anh em ở xóm lấp đá lại”, anh Nại cho biết.
Theo Phó chủ tịch UBND xã Khánh Tiến Lâm Văn Vốn: “Hàng năm, đến khoảng tháng 8, tháng 9 sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là gió xoáy và triều cường. Hiện nay, các tuyến đê đã được gia cố nên cũng yên tâm. Trên địa bàn xã còn tuyến Vòng Cát (Ấp 10) đang gia cố mái đê, đạt tiến độ khoảng hơn 60%; riêng kè tạo bãi 8,3 km trên tuyến Ấp 8 đến Ấp 10 đã hoàn thiện. Trước mắt, UBND xã Khánh Tiến kiến nghị ngành chức năng nâng cấp tuyến đê từ Hương Mai đến Lung Ranh (5 km), bê-tông hoá. Hiện tại còn 9 hộ dân sống ở ngoài đê (Ấp 11), địa phương tiếp tục vận động di dời”.
Mùa mưa bão năm nay, UBND xã Khánh Hải đã tuyên truyền, nhắc nhở bà con sống ở trong đê gia cố nhà cửa, chuẩn bị mọi phương án khi có tình huống xấu xảy ra, đặc biệt là trên tuyến đê biển Tây.
Chủ tịch UBND xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời Phạm Thành Ðược cho biết, thời điểm này, UBND xã đã củng cố lại Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của xã, thành lập đội xung kích nhằm ứng cứu kịp thời đê biển Tây khi có tình huống nguy hiểm. Hiện tại, đoạn đê biển Tây của xã còn tuyến Kinh Mới không có rừng phòng hộ, khi có triều cường, nước biển dâng cao thì rất nguy hiểm, hiện tại đã làm kè bảo vệ, nhưng vẫn phải chuẩn bị khi có tình huống xấu xảy ra.
|
Tàu thuyền neo đậu tại tuyến đê biển Tây của huyện Trần Văn Thời. |
Sống ở đê biển Tây mấy chục năm nay, ông Hoàng Văn Kim, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, cho biết: “Mùa này bắt đầu dông gió nhiều rồi, từ đây đến tháng 9 sẽ có gió giật. Tôi vận động người dân có ý thức bảo vệ đê, luôn theo sát và kiến nghị với cấp trên khi đê có sự cố, tránh trường hợp vỡ đê như những lần trước. Nhà nước làm đê cho dân thì dân phải bảo vệ, cũng như bảo vệ chính mình”.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau đã triển khai xây dựng 7 công trình có chiều dài gần 5.300 m, tổng nguồn vốn đầu tư hơn 50,7 tỷ đồng. Các công trình này nhằm khẩn cấp khắc phục sạt lở đê biển Tây tại những điểm xung yếu của huyện Trần Văn Thời và U Minh. Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng sóng lớn và nước biển tác động trực tiếp vào thân đê.
Ông Nguyễn Long Hoai cho biết: “Mỗi năm rừng phòng hộ mất dần từ 20-25 m, do đó sự nguy hiểm của sạt lở năm sau sẽ cao hơn năm trước. Hiện nay, tuyến đê từ Kinh Tư giáp với Tiểu Dừa, của tỉnh Kiên Giang, chỗ dày rừng phòng hộ khoảng 100 m, những chỗ mỏng chỉ còn 10 m, 20 m, thậm chí có những chỗ không còn rừng phòng hộ để bảo vệ đê biển. Ðã qua, tỉnh đã xử lý nhiều đoạn bằng kè rọ đá và chỉ đạo các đơn vị thi công gia cố, kè bảo vệ mái đê; đến nay cơ bản hoàn thiện, chống chịu được khi sóng to, gió lớn”.