Bí quyết giúp bạn tỏa sáng trong buổi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Cách tốt nhất để tiếp cận một cuộc phỏng vấn bán hàng là coi nó như một cuộc bán hàng, tức là hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng và xem bạn có những kỹ năng nào có thể được làm nổi bật, chuẩn bị sẵn một bản phác thảo về những gì bạn có thể cung cấp mà những người khác không thể, về đạo đức làm việc, sự tháo vát, kiến thức về lĩnh vực này…
Súc tích và có trọng tâm
Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn việc làm nào, bạn sẽ được hỏi một hoặc hai câu hỏi về kinh nghiệm trong quá khứ của bạn. Các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh lương cao cũng không nằm ngoài quy luật này.
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chia sẻ một số chi tiết về kinh nghiệm bán hàng của bạn, hãy cố gắng làm cho câu trả lời của bạn càng đơn giản và ngắn gọn càng tốt.
Giống như khách hàng, nhà tuyển dụng luôn bận rộn. Họ có thể đã gặp rất nhiều ứng viên và có nhiều người đến phỏng vấn xin việc sau bạn.
Nếu bạn đi thẳng vào vấn đề khi nói về trải nghiệm của mình, bạn sẽ cho thấy rằng bạn tôn trọng thời gian của họ và không muốn lãng phí nó với những câu chuyện dài dòng, lan man. Để làm được điều này, hãy tập trung trả lời những câu hỏi quan trọng sau:
- Bạn đã bán những sản phẩm hoặc dịch vụ nào?
- Khách hàng của bạn là ai?
- Kinh nghiệm của bạn có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty ứng tuyển không?
Thuyết phục nhà tuyển dụng giúp bạn tỏa sáng trong buổi phỏng vấn. Ảnh minh họa |
Làm nổi bật các con số bán hàng cụ thể
Những thành tựu được định lượng luôn có giá trị hơn so với những thành tựu không có con số. Ví dụ, thay vì nói “Cải thiện doanh số bán hàng của công ty”, thì cách diễn đạt tốt hơn có thể là “Tăng 30% khách hàng mới nhờ kế hoạch kinh doanh mới”.
Bạn cũng có thể nói về các con số bán hàng khác nhau như độ dài chu kỳ bán hàng, quy mô giao dịch trung bình, tổng doanh thu, thời gian phản hồi trung bình của khách hàng… Bằng cách này, bạn không chỉ làm nổi bật thành tích của mình mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp và hiệu quả.
Thể hiện kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
Kết quả hữu hình và những con số rất quan trọng khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh nhưng cũng đừng đánh giá thấp giá trị của các kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm là đặc điểm tính cách đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của một người nào đó trong công việc. Thể hiện các kỹ năng có ích trong bán hàng như kết nối mạng và xây dựng mối quan hệ, quản lý thời gian, hợp tác và làm việc theo nhóm, giải quyết xung đột, xử lý vấn đề một cách sáng tạo… là một cách thể hiện rằng bạn là một nhân viên toàn diện và biết cách làm việc như một phần của nhóm.
Nhấn mạnh những kỹ năng này cũng có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn hiện không có nhiều kinh nghiệm bán hàng. Nếu bạn thể hiện rằng mình là một ứng viên tốt, ham học hỏi và quản lý thời gian tốt, bạn có thể bù đắp cho việc thiếu các trải nghiệm và chứng minh rằng bạn vẫn là tài sản của công ty.
Thể hiện bạn là người hướng đến hành động
Cuối cùng, bạn có thể tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng nếu bạn xuất hiện trong buổi phỏng vấn với một kế hoạch hành động. Đừng chỉ nói một cách mơ hồ về cách bạn muốn làm việc cho công ty hoặc lý do tại sao bạn nghĩ rằng bạn là một mảnh ghép tốt nhất cho nhóm. Hãy tìm hiểu cụ thể và đưa ra các ví dụ về cách bạn sẽ làm cho nhóm bán hàng tốt hơn và giúp công ty phát triển.
Thoạt nghe điều này có vẻ hơi tự phụ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tất cả các công việc bán hàng đều hướng tới mục tiêu vượt cao hơn. Nếu bạn có thể thể hiện trong buổi phỏng vấn xin việc rằng bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ và tiến xa hơn, điều đó sẽ giúp bạn nổi bật so với những ứng viên khác.
Nhà tuyển dụng sẽ nhớ đến người đã đưa ra một kế hoạch hành động chi tiết. Ảnh minh họa |
Nhà tuyển dụng có khả năng phỏng vấn hàng chục người cho vài trò này, họ sẽ dễ dàng quên bạn nếu câu trả lời của bạn chung chung. Tuy nhiên, chắc chắn họ sẽ nhớ đến người đã đưa ra một kế hoạch hành động chi tiết.
Bạn nên đề cập đến những điểm nào trong kế hoạch hành động của mình? Bắt đầu bằng cách nói về những gì bạn dự định làm trong tháng đầu tiên đi làm, cách bạn sẽ tìm hiểu các hệ thống khác nhau hoặc làm quen với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Sau đó, chuyển sang các bước bạn dự định thực hiện để tìm hiểu khách hàng mục tiêu của công ty và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Sau cùng là đưa ra một số ý tưởng cụ thể về cách bạn sẽ thu hút khách hàng mới và tạo tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh nói chung.
Việc trình bày một kế hoạch hành động không chỉ cho thấy rằng bạn sẵn sàng tiến lên và vượt xa hơn nữa vì công ty, mà còn cho nhà tuyển dụng hiểu về cách bạn giải quyết vấn đề. Điều này sẽ giúp họ xác định liệu bạn có phải là sự bổ sung tích cực cho nhóm của họ hay không.
Điều tối thiểu mà bạn có thể làm trong một cuộc phỏng vấn nhân viên kinh doanh là tiếp thị bản thân và kỹ năng của bạn cho công ty bạn muốn được tuyển dụng. Áp dụng những thủ thuật đã được thử và chứng minh ở trên, chắc chắn bạn sẽ thành công trong cuộc phỏng vấn bán hàng tiếp theo.