Bị nghỉ việc vì dịch Covid-19, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Phải làm việc tại nhà phòng dịch Covid-19, nhân viên có bị giảm lương? |
Chuyến bay đón người Việt từ Ukraine về đã hạ cánh, toàn bộ hành khách đã cách ly |
Công ty có được cho nhân viên nghỉ việc không lương?
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động được phép cho người lao động ngừng việc nhưng với điều kiện phải trả lương.
Tiền lương ngừng việc như sau:
Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm... thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Vì vậy, theo quy định nêu trên, nếu người lao động phải ngừng việc, nghỉ làm do dịch Covid-19 thì sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận với doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Điều 3 Nghị định 90 năm 2019 quy định mức lương tối thiểu theo từng vùng hiện nay như sau:
Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng;
Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng;
Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng;
Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.
(Ảnh minh họa) |
Công ty có được chấm dứt hợp đồng với người lao động vì dịch bệnh?
Thay vì cho nhân viên tạm thời nghỉ việc, nhiều công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động. Lý do đưa ra là do dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc công ty gặp tổn thất nặng nề.
Pháp luật hoàn toàn cho phép các công ty làm việc này. Bởi theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012:
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác (địch họa, dịch bệnh...) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Do đó, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp này, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trước đó.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai xin lỗi vì ổ dịch gây ảnh hưởng tới Hà Nội và các tỉnh, thành Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai Ngô Quý Châu thay mặt tập thể bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai gửi ... |
Phòng dịch Covid-19: Học sinh TP.HCM nghỉ đến 19/4 Ngày 29/3, UBND TP HCM quyết định cho hơn 1,7 triệu học sinh tiếp tục nghỉ đến 19/4, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến ... |
Những việc phải làm ngay lúc này để phòng chống dịch COVID-19 Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc nhằm nâng cao hiệu ... |