Bị ho có nên kiêng ăn đồ tanh hay không?
Cách xử lý khi bị giẫm phải kim tiêm có máuLá chanh không chỉ để ăn thịt gà mà còn làm đẹp da và chữa bách bệnhHãi hùng hai con sán dây dài cả mét trong người một bệnh nhân |
Người bị ho có nên kiêng tôm?
Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông Y Hà Nội cho biết, nói ăn tôm gây ho là đúng bởi phần vỏ và càng của của tôm.
Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Vì vậy, người bị ho không nên ăn tôm có vỏ còn phần thịt tôm ăn vào sẽ không gây ho nhiều hơn.
Càng tôm sắc nhọn mắc ở cổ họng gây ra ho |
Cua, cá, hải sản có phải là khắc tinh của cơn ho?
Tương tự như tôm, cua cũng vậy, nếu ăn thịt cua sẽ không ảnh hưởng đến bệnh ho. Còn nếu cua xay, lọc không kỹ ăn vào thì dễ mắc ở cổ họng và gây ho.
Trong khi đó, mọi người cho rằng, kiêng cá, hải sản lúc bị ho chỉ là quan niệm dân gian còn chưa có nghiên cứu nào khẳng định, cá, hải sản cần kiêng khi ăn.
Khi ho có nên kiêng thịt gà?
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, quan niệm kiêng thịt gà khi bị ho đã ăn sâu vào thói quen, suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, đây cũng là một quan niệm sai lầm. Bởi chưa có nghiên cứu nào khẳng định, gà có thể gây kích ứng họng, gây ho nhiều hơn.
Trong khi đó, thịt gà chứa rất nhiều protein, nhất là kẽm. Đặc biệt, kẽm là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng. Vì vậy, kiêng thịt gà khi ho là không nên.
Kiêng thịt gà khi ho là không nên |
Lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý mọi người khi bị ho chỉ nên tránh những thực phẩm cay nóng, vì đồ cay nóng không có lợi cho họng, làm cơn ho tăng lên. Ngoài ra, mọi người không nên ăn đồ nướng, đồ rán cứng vì ho thường đau họng, rất khó nuốt.
Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, khi trời lạnh, muốn giảm ho, giảm các bệnh hô hấp, cần giữ ấm cơ thể cơ thể để phong hàn không xâm nhập.
Mọi người ra đường nên đeo khẩu trang, tối đi ngủ nên đi tất để bảo vệ huyệt dũng tuyền và thất niên (nhiễm lạnh sẽ gây mất ngủ); Đắp chăn ấm bụng để không bị tiêu chảy…
Kiêng đồ tanh khi bị ho chỉ là quan niệm dân gian
Tìm hiểu thêm, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW cho biết có rất nhiều quan niệm dân gian về việc chăm sóc trẻ bị ho. Có nhiều người hỏi bác sĩ rằng ho có phải kiêng tôm, cá, hải sản, cua không?
Bác sĩ An cho biết thực chất ăn tôm gây ho là đúng bởi phần vỏ và càng của của tôm. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Vì vậy, người bị ho không nên ăn tôm có vỏ còn phần thịt tôm ăn vào sẽ không gây ho nhiều hơn.
Tương tự như tôm, cua cũng vậy, nếu ăn thịt cua sẽ không ảnh hưởng đến bệnh ho. Còn nếu cua xay, lọc không kỹ ăn vào thì dễ mắc ở cổ họng và gây ho.
Việc kiêng cá, hải sản lúc bị ho chỉ là quan niệm dân gian còn chưa có nghiên cứu nào khẳng định, cá, hải sản cần kiêng khi ăn.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An cho rằng, chế độ dinh dưỡng khi bị ho, nên ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, không bị nóng quá hay lạnh quá, tránh các đồ ăn kích thích niêm mạc họng gây ho…