Cách xử lý khi bị giẫm phải kim tiêm có máu
Lá chanh không chỉ để ăn thịt gà mà còn làm đẹp da và chữa bách bệnh Hãi hùng hai con sán dây dài cả mét trong người một bệnh nhân Cháu bé 19 tháng tuổi tử vong do tưởng bình nước nóng là sữa |
Sáng 24/5, thông tin từ Khoa Cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cho hay gần đây đã tiếp nhận 5 trường hợp giẫm phải kim tiêm trong lúc sinh hoạt, đi ngoài công cộng.
Những bệnh nhân này nhập khoa trong tình trạng lo lắng, hoảng loạn vì nghi giẫm kim tiêm chứa HIV từ trong cỏ, mương cống thoát nước tại các sân bóng đá, các bụi cỏ ven đường, đám cỏ tại công cộng trong lúc làm dọn vệ sinh, cắt cỏ, đá banh... Sau khi được các bác sĩ xử trí, tư vấn, số bệnh nhân này đã bớt lo, tâm lý ổn định trở lại.
Người bị phơi nhiễm HIV cần làm xét nghiệm ngay sau khi xảy ra sự cố |
Theo các bác sĩ, HIV là virus sống trong tế bào, ở môi trường bên ngoài chúng không thể sống quá vài giờ. Nhưng nếu trong bơm kim tiêm có máu thì chúng có thể sống đến 1 tuần.
Qua trường hợp này, các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức lưu ý người dân nếu không may có va chạm với các mũi kim tiêm sắc, cần bình tĩnh xử lý theo những bước sau: không được nặn máu (nặn máu chỉ làm cho máu đi ngược vào trong); rửa dưới vòi nước; ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch (nếu không được người dân cho vào hãy nhanh chân đến tiệm tạp hóa bất kì mua ngay 1 chai nước suối và bịch xà phòng).
Bác sĩ Trần Nguyễn Ái Thanh, Trưởng khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Quận Thủ Đức, khuyến cáo khi xảy ra sự cố, nên bình tĩnh xử lý.
Không được nặn máu ở vết kim đâm vì sẽ làm máu đi ngược vào trong. Rửa nhẹ vết kim đâm dưới vòi nước, sát trùng bằng xà phòng hoặc cồn.
Bác sĩ Ái Thanh lưu ý trong 24 giờ phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương như bơm kim tiêm cũ hay mới, có dính máu không, cách đã sơ cứu... cho y bác sĩ biết.
Không tự ý mua thuốc để sử dụng. Người bị phơi nhiễm HIV cần làm xét nghiệm ngay sau khi xảy ra tai nạn.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ, uống liên tục trong vòng 4 tuần. Sau 4-6 tuần, 3 tháng và 6 tháng phải xét nghiệp HIV một lần. Nếu sau 6 tháng kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả xét nghiệm âm tính thì có thể yên tâm không nhiễm HIV/AIDS.
HIV là virus sống trong tế bào, ở môi trường bên ngoài không thể sống quá vài giờ. Nếu trong bơm kim tiêm có máu, chúng có thể sống đến một tuần.
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS khi giẫm hoặc bị vật dụng nghi dính máu HIV đâm phải là rất thấp, chỉ khoảng 0,3-0,5%, bởi HIV xâm nhiễm vào cơ thể phải đủ lớn mới có thể gây bệnh.