Hãi hùng hai con sán dây dài cả mét trong người một bệnh nhân
Cháu bé 19 tháng tuổi tử vong do tưởng bình nước nóng là sữa Bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn già nhanh như thế nào Những quy tắc vàng chống nắng hiệu quả dành cho chị em |
Hoảng hồn hai con sán dài cả mét
Ngày 15/05/2019, một bệnh nhân nam 40 tuổi, Quốc tịch Thái Lan, hiện đang trú tại Bình Dương đã đến Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM để khám bệnh với tâm trạng rất lo lắng.
Theo bệnh nhân thỉnh thoảng thấy ở hậu môn có từng đoạn dẹp, màu trắng, dài khoảng 3 đến 4cm ra ngoài theo phân, ngay cả những lúc không đi cầu cũng phát hiện thấy những đốt như vậy trên quần lót nên bệnh nhân rất sợ hãi.
Sau khi, thăm khám và làm thêm các xét nghiệm lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm sán dây trưởng thành và được chỉ định tẩy sán theo quy trình của Viện Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM.
Hình ảnh con sán kí sinh trong bệnh nhân |
Bệnh nhân được uống thuốc ngay tại bệnh viện. 3h giời sau khi uống thuốc bệnh nhân đi đại tiện lần thứ nhất thu hồi được 3 - 5 đốt sán, 15 phút sau bệnh nhân đi cầu lần thứ 2 ra 2 con sán dây, một con dài khoảng 2,5m và một con dài khoảng 1,5m.
Hay như trường hợp bệnh nhân Lê Viết K (sinh năm 1974, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), trước đó, bệnh nhân K nhập viện với triệu chứng đau bụng bứt rứt, rối loại tiêu hóa.
Theo thông tin từ người nhà, bệnh nhân K thường đau bụng hơn một năm nay, nhiều lần điều trị các loại thuốc Tây y ở nhiều nơi nhưng vẫn không giảm.
Bệnh từ miệng, do rau sống, thịt lợn chưa nấu chín
Bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn (sán lợn) được chia làm 2 loại đó là ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành. Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có 55 tỉnh, thành phố ghi nhận căn bệnh này.
GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới cho biết, nguyên nhân gây sán dây/ấu trùng sán dây lợn chủ yếu liên quan đến tập quán ăn uống do nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước (ăn các rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch, không nấu chín) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thị không được nấu chín.
Với ấu trùng sán lợn, nguyên nhân do người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn (bệnh người gạo). Sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…
Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.
Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.
Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.
Với sán trưởng thành, nguyên nhân nhiễm thường do người bệnh ăn phải thịt lợn sống hoặc thịt chưa nấu chín có chứa các nang sán (lợn gạo).
Triệu chứng nhiễm sán dây
Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triêu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).
Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).
Biến chứng của bệnh sán dây
Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
Tuy nhiên BS Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ cho biết, đối với người nhiễm ấu trùng sán lợn phải tiến hành chụp CT, chụp cộng hưởng từ để phát hiện tổn thương.