Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
12:02 | 12/12/2015 GMT+7

Bị chủ Trung Quốc bóc lột, lao động VN tại Algeria đình công đòi về nước

aa
Các lao động này cho biết đây không phải là lần đầu tiên họ tiến hành đình công. Những lần trước đình công là để yêu cầu phía chủ sử dụng lao động trả lương đúng hạn, nhưng lần đình công này là để yêu cầu được về nước...

bi chu trung quoc boc lot lao dong vn tai algeria dinh cong doi ve nuoc

Nhóm lao động Việt Nam đình công và mong muốn được về nước.

Do bị chủ sử dụng lao động Trung Quốc là Công ty TNHH Zhejiang Construction Investment Group trừ tiền lương tháng 11 mà không có lý do giải thích, nên 19 lao động Việt Nam do Cổ phần Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Thăng Long (THANG LONG OSC) cử sang Algeria làm việc cho nhà thầu trên của Trung Quốc từ tháng 9/2014 tại công trường xây dựng Rouiba, cách thủ đô Alger 22 km về phía Đông, đã đình công ngừng làm việc kể từ trưa ngày 9/12 đến nay và tất cả đều bày tỏ mong muốn được về nước càng sớm càng tốt.

Các lao động này cho biết đây không phải là lần đầu tiên họ tiến hành đình công. Những lần trước đình công là để yêu cầu phía chủ sử dụng lao động trả lương đúng hạn, nhưng lần đình công này là để yêu cầu được về nước vì bị nhà thầu Trung Quốc bóc lột sức lao động quá nhiều, ăn uống quá kham khổ, nhiều điều khoản trong hợp đồng lao động được ký với công ty Thăng Long không đúng với tình hình thực tế ở bên này. Phía Trung Quốc đã tự ý trừ của mỗi lao động Việt Nam 60 USD trong bảng lương tháng 11 được gửi tới các lao động để ký ngày 9/12.

Khi phát hiện ra việc này, các lao động trên đã tìm gặp giám đốc công trường để yêu cầu giải thích lý do vì sao bị trừ lương, nhưng đã không nhận được câu trả lời từ phía chủ sử dụng, đồng thời yêu cầu người lao động phải làm khoán.

Theo hợp đồng lao động để sang Algeria làm việc, người lao động làm việc công nhật, được hưởng lương 600 USD/tháng/26 công và mỗi ngày làm việc 10 tiếng. Nếu tháng nào 31 ngày thì phải làm việc 27 ngày thì mới nhận đủ số tiền lương như trên, có bảo hiểm y tế, nuôi cơm. Tuy nhiên, anh em lao động cho biết thường xuyên bị chủ Trung Quốc ép làm khoán. Kể từ ngày sang đây đến giờ, tháng nào anh em cũng phải đóng 10 USD tiền ăn cho chủ, bị trừ lương vô lý.

Anh Vũ Mạnh Nguyên (Cửa Lò, Nghệ An) cho biết: "Khi bị tai nạn lao động hay bị ốm đau, anh em đều phải tự bỏ tiền túi ra để chạy chữa chứ phía chủ không chịu bất cứ trách nhiệm gì. Chủ Trung Quốc không trang bị bảo hộ lao động cho anh em. Ăn uống thì kham khổ. Trong trường hợp ốm, do trời mưa hay không đi làm được hoặc do chủ chủ yêu cầu nghỉ làm, vừa bị trừ lương lại vừa bị trừ tiếp tiền ăn 120 dinars/ngày. Đã vậy bây giờ chủ Trung Quốc lại hạ lương của chúng tôi xuống còn 2,15 USD/ngày, thì sức lao động của chúng tôi quá rẻ mạt. Khi đi, tôi đã phải vay 60 triệu đồng để đóng cho công ty với hy vọng cải thiện kinh tế gia đình, nhưng giờ như thế này thì biết làm sao. Bây giờ tôi chỉ mong muốn được về nước càng sớm càng tốt".

Anh Nguyễn Trung Phong (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết 19 anh em ở đây đều là gia đình làm nông nghiệp và đi xuất khẩu lao động như thế này chỉ vì mục đích kinh tế. Nhưng với thu nhập kể từ lúc sang cho tới giờ tháng nào nhiều nhất thì gia đình nhận được 10 triệu đồng, còn không thì chỉ vài triệu đồng, nay lại còn bị trừ lương 60 USD/tháng thế này thì thu nhập sẽ còn thấp nữa. Anh Phong cho rằng thu nhập như thế này thì thà ở nhà đi làm cho chủ tư nhân còn hơn vì làm ở bên này đâu có được chế độ gì đâu. Anh Phong cho biết thêm chỉ sát đến lúc đi anh em lao động mới được phía Công ty Thăng Long cho ký hợp đồng lao động nên không có đủ thời gian để đọc hợp đồng và cho đến lúc này mọi người đều không có hợp đồng lao động trong tay.

Anh Tiêu Hà Phương, ở Thanh Hà (Hải Dương) cho biết khi đi lao động sang đây gia đình phải vay 33 triệu để đóng tiền cho công ty Thăng Long. Tuy nhiên, khi nộp tiền công ty đã không đưa cho anh bất kỳ một hóa đơn nào chứng tỏ anh đã đóng số tiền trên. Còn hợp đồng lao động, anh chỉ ký vào đó nhưng không được cầm bản hợp đồng này. Anh Phương cho biết thêm phía công ty Thăng Long có hứa với anh là khi sang Algeria làm việc thì công ty sẽ gửi 1 bản về cho phía gia đình, nhưng cho đến lúc này gia đình anh ở Hải Dương vẫn chưa nhận được bản hợp đồng trên. Tất cả các lao động đều cho biết trong sáng ngày 11/9 đã lên gặp giám đốc công trường để hỏi nguyên nhân tại sao lại bị trừ lương và đưa ra yêu cầu về nước. Nhưng không gặp được người này, mà chỉ gặp được một vài người cấp dưới.

Những người này đều nói với giọng thách thức là sang tháng tới sẽ tuyển thêm được nhiều lao động nên các lao động này muốn làm tiếp thì làm không làm thì về nước.

Anh Nguyên cho biết thêm tất cả mọi người ở đây đều biết đến vụ việc các lao động của công ty Simco Sông Đà bị chủ Trung Quốc hành hung và bỏ đói dẫn đến việc về nước của những lao động trên. Nên mọi người ở đây cũng rất sợ nếu tình hình này cứ kéo dài, thì sẽ có khả năng lặp lại như sự việc vừa qua với công nhân của Simco Sông Đà, vì trong thời gian làm việc vừa qua, anh em thường xuyên bị chủ Trung Quốc chửi, dọa đánh và đuổi việc. Tất cả các anh em ở đây đều bày tỏ mong muốn được về nước càng sớm càng tốt.

Theo PV TTXVN tại Algeria

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Huy động nguồn lực quốc tế cùng Việt Nam rà phá bom mìn

Huy động nguồn lực quốc tế cùng Việt Nam rà phá bom mìn

Theo Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2010-2023, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) đã điều phối nhiều dự án, huy động nguồn lực quốc tế, góp phần cùng Việt Nam khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được hơn 500.000 ha.
Việt Nam nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực

Việt Nam nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực

Ngày 14/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Hội đồng Bảo an (HĐBA) tiếp tục phiên thảo luận mở cấp cao về “Tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh lương thực đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” dưới sự chủ trì của Tổng thống Cộng hoà Guyana, nước Chủ tịch HĐBA tháng 2/2024, với sự tham dự và phát biểu của đại diện gần 90 nước, Tổng Thư ký LHQ và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế liên quan.
Triển khai tích cực, chủ động và toàn diện hoạt động đối ngoại của Quốc hội

Triển khai tích cực, chủ động và toàn diện hoạt động đối ngoại của Quốc hội

Theo Chủ nhiệm Vũ Hải Hà, trong năm 2024, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước và đối ngoại Quốc hội cần triển khai tích cực, chủ động những khuôn khổ quan hệ đã được xác lập trong năm 2023.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines

Sáng 30/1, ngay sau Lễ đón cấp Nhà nước tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Đọc nhiều

Loạt lãnh đạo PGBank từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt lãnh đạo PGBank từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt nhân sự cấp cao của PGBank vừa nộp đơn xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức vào ngày 20/4 tới đây tại Ninh Bình.
Hungary trao Huân chương Chữ thập Vàng cho dịch giả Vũ Ngọc Cân

Hungary trao Huân chương Chữ thập Vàng cho dịch giả Vũ Ngọc Cân

Ngày 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao Huân chương Chữ thập Vàng của Nhà nước Hungary cho PGS. TS Vũ Ngọc Cân, người dịch thành công nhiều tác phẩm văn học nổi ...
“Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” năm 2024: không gian giao lưu văn hóa đặc sắc Việt – Nga

“Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” năm 2024: không gian giao lưu văn hóa đặc sắc Việt – Nga

Chương trình đã đem đến không gian giao lưu văn hóa Việt – Nga đặc sắc dành cho những người đang theo học tiếng Nga và yêu tiếng Nga, văn hóa Nga tại Hà Nội.
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày 16/4, trường Hữu Nghị 80 đã tổ chức chương trình ngoại khóa tham quan và trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam cho khối lưu học sinh, nhằm giúp các ...
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
Nhiều tỉnh trong cả nước tích cực tuyên truyền về biển, đảo

Nhiều tỉnh trong cả nước tích cực tuyên truyền về biển, đảo

Các tỉnh Bình Định, Kiên Giang, Điện Biên những ngày qua đã và đang tích cực làm tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo cho học sinh, cán bộ, nhân dân.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
Phiên bản di động