Bất chấp khó khăn, ngành dệt may lạc quan hướng mục tiêu xuất khẩu 47 tỷ USD
Nhờ "ông lớn” Nike, Adidas, một doanh nghiệp dệt may Việt đặt mục tiêu lãi vượt 250 tỷ Theo lãnh đạo Sợi Thế Kỷ, giả sử nhu cầu sản phẩm dệt may không hồi phục mạnh, công ty dựa vào chiến lược kết hợp với các thương hiệu làm sản phẩm. Doanh thu có thể không tăng nhiều, nhưng giá bán tốt hơn mang lại hiệu quả cao. |
Xuất khẩu rau quả có thể đạt 4 tỷ USD năm 2023 Sau gạo, rau quả là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương trong quý 1/2023, với mức tăng trưởng khoảng 8%. Việc Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới đã tạo điều kiện cho hàng nông sản như sầu riêng, mít, chanh leo … thuận lợi đi vào thị trường này. |
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 3,298 tỷ USD, tăng 18,11% so với tháng trước và giảm 12,91% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cộng dồn 3 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính riêng tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may 3 tháng đầu năm 2023 đạt 5,087 tỷ USD, giảm 17,97% so với cùng kỳ 2022
Kịch bản lạc quan: Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 47 - 48 tỷ USD |
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu thế giới về các sản phẩm ngành dệt may năm 2023 sẽ giảm khoảng 5% so với năm 2022, đạt mức gần 700 tỷ USD. Việc sụt giảm này không chỉ ảnh hưởng tới các nước trên thế giới mà còn tác động mạnh mẽ lên xuất khẩu dệt may Việt Nam, do các thị trường xuất khẩu chính đều đã có dấu hiệu suy giảm khá rõ rệt từ quý 4/2022.
Mặt khác, ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các nước xuất khẩu khác như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, ... nhất là với những sản phẩm có thiết kế đơn giản, và trong tương lai gần, khoảng 30% - 35% các công ty đang làm hàng đơn giản sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng, số còn lại bị chèn ép về giá.
Tuy nhiên, dệt may Việt Nam không chỉ làm những mặt hàng đơn giản mà vẫn đủ năng lực sản xuất các mặt hàng từ trung đến cao cấp. Đây là một trong những lợi thế để ngành tăng tốc xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới.
Nhận định thị trường trong quý 2/2023, VITAS cho rằng, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh, chiến tranh giữa Nga - Ukraine, lạm phát tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, ... dẫn đến sức mua giảm mạnh, trong đó có hàng dệt may, hiện có nhiều công ty vẫn chưa có đơn hàng tháng 4.
Mặt khác, yêu cầu từ các nhãn hàng và các thị trường nhập khẩu đặt cao vấn đề về truy xuất nguồn gốc, thẩm định chuỗi cung ứng, phát triển bền vững, xanh hóa ...
Cụ thể, Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) có hiệu lực từ ngày 21/6/2022; Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023...
Kịch bản lạc quan: Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 47-48 tỷ USD
Bất chấp khó khăn từ các thị trường trọng điểm, VITAS dự báo, đến tháng 6 hoặc tháng 7 thị trường dệt may mới bắt đầu ấm trở lại, và kịch bản tích cực cho ngành dệt may năm 2023 là kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 47-48 tỷ USD, tăng 6,81% so với năm 2022.
Theo VITAS, có nhiều yếu tố giúp dệt may tăng trưởng, như sự phục hồi của các thị trường Âu - Mỹ được dự đoán sẽ “nóng” lên vào cuối quý 2/2023, và để bắt nhịp nhanh hơn khi thị trường phục hồi trở lại thì ngay bây giờ các doanh nghiệp cần phải làm tốt việc giữ chân lao động.
Tiếp đó, tăng trưởng của ngành dệt may cũng được kỳ vọng vào những cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), vì từ năm 2023, nhiều mặt hàng Việt Nam xuất sang EU chính thức được áp dụng thuế suất bằng 0, và lộ trình áp dụng cho tất cả mặt hàng ở các năm sau.
Một yếu tố quan trọng khác làm nền tảng cho ngành dệt may tăng trưởng là năng lực chủ động nguồn cung trong nước đang tăng dần tỷ trọng qua từng năm. Hiện ngành dệt may đã chủ động từ 45-47% nguồn cung. Phần còn lại chủ yếu là nguyên phụ liệu kỹ thuật cao vẫn đang nhập khẩu.
“Nếu không chủ động được nguyên phụ liệu thì các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia không còn ý nghĩa với dệt may. Vì một trong những tiêu chuẩn để hàng hoá từ Việt Nam hưởng thuế suất bằng 0 là nguyên phụ liệu nội địa. Đây là động lực rất lớn cho dệt may Việt Nam để đầu tư sản xuất xơ, sợi và nguyên phụ liệu cũng như thu hút đầu tư FDI”, đại diện VITAS nói.
Mặt khác, Triển lãm SaigonTex & SaigonFabric 2023 diễn ra từ ngày 5-8/4/2023, tại TP.HCM, sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, ký kết các đơn hàng.
Bởi đây là triển lãm quốc tế lớn nhất của ngành được tổ chức tính từ năm 1991 đến nay, với số công ty tham gia gấp hơn 3 lần năm ngoái đến từ hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Ấn Độ, Bỉ, Cộng hòa Czech, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Hong Kong, Mỹ, Nhật...
Theo Chủ tịch VITAS, năm 2023, dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng trong quý 1 và quý 2 sụt giảm mạnh, cùng với đó là những thách thức từ các tiêu chuẩn kép của nhãn hàng và các nhà nhập khẩu, cạnh tranh về giá với các nước có chi phí tiền lương thấp…
Chính vì vậy, Hội chợ Saigontex 2023 là cơ hội cho các công ty dệt may tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu từ các nhà cung cấp mới; học hỏi công nghệ tiên tiến để ứng dụng chuyển đổi số, quản trị số trong doanh nghiệp; thúc đẩy làm OBM, ODM tạo hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và người lao động.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3,87 tỷ USD Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3,87 tỷ USD. |
Xuất nhập khẩu phục hồi sau kỳ nghỉ Tết, xuất siêu gần 1,7 tỷ USD Phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và tăng trưởng so với kỳ liền kề, song so với cùng kỳ 2022 thì kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 2 vẫn giảm đáng kể. |