Bất chấp COVID-19, Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Việt Nam thuộc top 10 quốc gia người nước ngoài hạnh phúc nhất khi sống, làm việc Vừa qua, InterNation đưa ra kết quả khảo sát Expat Insider mới nhất. Theo đó, Việt Nam trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài hạnh phúc nhất khi sống, làm việc. |
DAFO, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng thống nhất nhiều hoạt động giao lưu nhân dân năm 2021 Thực hiện chương trình công tác đối ngoại nhân dân năm 2021, ngày 28/4/2021, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Tân Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng Đổng Bích Du. |
Theo báo cáo của WB, ước tính lượng kiều hối chảy về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình giảm 7% xuống còn 508 tỷ USD trong năm 2020. Con số này sẽ tiếp tục giảm 7,5% vào năm 2021. |
Năm 2020, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới (đứng thứ 9). Tính riêng khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ 3 về giá trị kiều hối, sau Trung Quốc (59,5 tỷ USD) và Philippines (33,3 tỷ USD), và thứ 9 theo tỷ trọng GDP. Xét theo quy mô tương đối với nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam tương đương 5% GDP, cũng nằm trong top 10 thế giới.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, kiều hối chảy về TP.HCM đạt 2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng đầu năm 2020 đạt 1,8 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019). Việt Nam kỳ vọng lượng kiều hối tăng sẽ giúp giữ ổn định tiền tệ, cho phép Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, lượng kiều hối về Thành phố dự báo đạt khoảng 6,5 tỷ USD trong năm nay, sau khi tăng 15% lên mức kỷ lục 6,1 tỷ USD vào năm 2020. TP.HCM đã nhận được khoảng 50% tổng lượng kiều hối của cả nước những năm gần đây.
Nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lượng kiều hối tăng đột biến trong đại dịch đã góp phần giúp Việt Nam giữ đồng tiền ổn định một cách đáng kể. "Ngoài kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu tăng trong năm nay cũng sẽ giúp Việt Nam đảm bảo nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách điều hành trong việc giúp các doanh nghiệp đối phó với tác động của đại dịch COVID-19", ông Minh cho biết.
Theo lý giải từ WB, nguyên nhân phục hồi của kiều hối trong đại dịch là người di cư cắt giảm tiêu dùng hoặc tiết kiệm để gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Ngoài ra, còn một số yếu tố ảnh hưởng khác như chính sách kích thích tài chính ở các nước sở tại, tỷ giá hối đoái và sự dịch chuyển dòng chảy từ các kênh không chính thức sang kênh chính thức do sự hạn chế di chuyển giữa các quốc gia.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang được đánh giá kiểm soát tốt dịch bệnh. Môi trường kinh doanh ngày càng được Chính phủ tạo điều kiện, nhiều thuận lợi hơn về pháp lý, chính sách cũng khiến gia tăng niềm tin của kiều bào khi gửi tiền về Việt Nam với mục đích đầu tư. Bên cạnh đó, với việc ứng dụng công nghệ, việc chuyển tiền kiều hối online qua các ngân hàng hiện nay giúp khách hàng trên khắp thế giới có thể chuyển tiền trực tuyến về Việt Nam nhanh chóng, dễ dàng, an toàn.
Kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những thị trường kiều hối chính của Việt Nam là Mỹ, Australia, Canada. Bên cạnh đó, kiều hối còn đến từ các thị trường xuất khẩu lao động có nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc...
Bất chấp COVID-19, FDI vào Việt Nam vẫn tăng vượt 10 tỷ USD Tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD. |
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới Theo bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc (HPI) do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh công bố mới đây, Việt Nam đã vượt qua Bhutan để trở thành nước có chỉ số hạnh phúc thứ 5 thế giới và số 2 châu Á Thái Bình Dương. |