Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam ở nước ngoài
Việt Nam luôn chú trọng bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật
Ngày 23/9/2020, tại Geneva, Việt Nam cùng một số Thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tham dự Cuộc họp trực tuyến cấp ... |
Báo nước ngoài ca ngợi những bước phát triển nhảy vọt của Việt Nam trong 75 năm
Tờ Aseantoday.com ngày 16/9/2020 đã đăng bài viết ca ngợi những thành tựu và đóng góp của Việt Nam đối với khu vực và thế ... |
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã và đang góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và mang lại nhiều lợi ích kinh tế khác.
Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập đáng quan tâm.
Trong bối cảnh đó, Quốc hội Việt Nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lao động Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, vướng mắc để hướng tới việc bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau gần 13 năm thi hành
Năm 2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007.
Luật quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan và các vấn đề có liên quan để hỗ trợ cho người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài như việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kể từ khi ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm tăng đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 80 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài.
Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, mỗi năm có trên 130.000 người xuất cảnh đi làm việc theo hợp đồng theo các kênh chính thức.
Thông qua việc tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, nâng cao ngoại ngữ… người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình, người dân, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực đó, còn có những bất cập, tồn tại cần giải quyết. Mặc dù số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài liên tục gia tăng, nhưng chất lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài hiện vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực.
Cùng với đó là những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động; tình trạng phá hợp đồng, ở lại lưu trú bất hợp pháp, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi..
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sự hình thành khối cộng đồng kinh tế ASEAN cho phép tự do di chuyển trong khối ASEAN dẫn đến việc xuất hiện nhiều hình thức hợp tác, dịch chuyển lao động mới trong thời gian gần đây chưa được quy định trong luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, do biến động trong quá trình già hóa dân số, nói cách khác là Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ chuyển từ dân số vàng sang dân số già, đồng nghĩa với việc không còn sự dồi dào về nguồn lao động như trước.
Thực tiễn trên đặt ra các yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện một số quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chính vì vậy tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2020.
Lựa chọn thị trường lao động ngoài nước an toàn và có thu nhập cao
Theo Tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, nếu Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) được thông qua sẽ mở rộng đối tượng cơ quan tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Lần này Luật cũng sửa đổi với mục đích căn bản nhằm tạo cơ hội cho người lao động có nhu cầu được tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất khi đi nước ngoài làm việc.
Phải hướng đến việc làm sao đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng và ngoại ngữ, hiểu biết về phong tục tập quán các nước tiếp nhận lao động, tạo cơ hội để người lao động Việt Nam đi làm việc ở thị trường an toàn hơn, có mức thu nhập tốt hơn, có thể tiếp thu kỹ thuật để đáp ứng cho tương lai phát triển của đất nước.
Ngoài ra, Quốc hội cũng chú trọng vấn đề bảo vệ, hỗ trợ lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài trong xu thế dịch chuyển lao động quốc tế, lao động di cư và rủi ro phức tạp khó lường như chiến tranh, suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, trong đó có dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Có thể nói khi Luật lần này được thông qua, sẽ siết chặt thêm về các cơ chế điều kiện thủ tục, và khi vi phạm sẽ bị xử lý ở mức độ cao hơn, hạn chế tình trạng người lao động lâu nay bị cò mồi, dẫn đến bị lừa gạt, thậm chí là tình trạng buôn người, cưỡng bức người lao động…
[Mở cửa thị trường lao động nước ngoài: Cơ hội 'vàng' cho Việt Nam]
Theo Tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, để bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, dự án Luật yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải thực hiện các thủ tục, quy trình, từ tìm kiếm thị trường, đối tác, đàm phán hợp đồng, hỗ trợ người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài trong tình huống xảy ra các rủi ro phát sinh.
Cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước…
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh trả lời phỏng vấn.
Bảo đảm thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp của lao động cũng như công dân Việt Nam ở nước ngoài
Để bảo đảm thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp của lao động cũng như công dân Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan chức năng trong nước cần phải phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh, việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam tại Malaysia được thực hiện theo quy định chung về bảo hộ công dân ở nước ngoài theo các công ước, cam kết, luật pháp quốc tế và khu vực (ASEAN) mà Việt Nam và Malaysia đã ký kết, theo các thỏa thuận chung giữa 2 Chính phủ và luật pháp Malaysia.
Ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam lao động hợp pháp tại Malaysia, Đại sứ quán cũng thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân đối với những người Việt Nam lao động bất hợp pháp tại Malaysia theo luật pháp quốc tế và luật pháp của hai nước, kịp thời hỗ trợ công dân Việt Nam gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Cùng với việc tham gia các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và có kế hoạch phê chuẩn trong thời gian tới như Công ước số 88, Công ước số 87, Công ước số 105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức, Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân…, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) sắp được thông qua được kỳ vọng sẽ giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn gần 13 năm thi hành, đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành.
Việt Nam cam kết đóng góp nhằm tăng cường pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã phát biểu về vai trò quan trọng của pháp quyền ở cấp ... |
Người Việt tại Lào vận động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung
Nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng lũ miền Trung Việt Nam, Ban điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào, Hội người ... |