Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI có 52 người
Đoàn Chủ tịch bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành. Ảnh: VGP |
Tại phiên trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, trình bày báo cáo công tác kiểm tra nhiệm kỳ 2015-2020, ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, từ sau Đại hội X đến nay, số hội viên trong cả nước tăng nhanh. Tính đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam có hơn 27.000 hội viên. Trong nhiệm kỳ đã thành lập 1 liên chi hội, 42 chi hội trực thuộc Hội; sáp nhập 1 liên chi hội, 11 chi hội trực thuộc Hội.
Hội cũng quyết định giải thể 7 tổ chức hội, khai trừ 9 trường hợp và xóa tên 1.425 hội viên.
Đa phần cơ quan báo chí và nhà báo, hội viên thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động đúng pháp luật. Bên cạnh đó, báo chí cũng chịu ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, phát sinh tiêu cực, vi phạm pháp luật, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí…
Hội đã triển khai học tập Luật Báo chí 2016 tới các cấp hội trong toàn quốc; ban hành quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam; thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
Kể từ khi Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 đến nay, đã có 12 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm quy tắc đã phải chịu các hình thức kỷ luật.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 90 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở Trung ương và các địa phương, đơn vị đã xem xét, xử lý đối với 30 trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo từ phê bình nhắc nhở đến khai trừ thu hồi thẻ hội viên.
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam luôn kịp thời bày tỏ ý kiến và kiến nghị quyết liệt các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ việc cản trở quyền hành nghề hợp pháp của hội viên - nhà báo.
Ban Kiểm tra đã tiếp nhận hàng trăm đơn thư liên quan đến nhà báo, hội viên. 100% đơn thư đều được nghiên cứu, phân loại, xử lý, không có vụ việc nào tồn đọng hoặc khiếu nại đối với Hội Nhà báo Việt Nam.
Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI bầu Ban Chấp hành. Ảnh: VGP |
Tại báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu, Trưởng Ban Kiểm tra Phan Hữu Minh cho biết, tổng số đại biểu chính thức được triệu tập là 550. Trong đó 139 đại biểu là nữ (tỉ lệ 25,28%), 411 đại biểu là nam (74,72%), đại biểu có độ tuổi cao nhất là 80, thấp nhất là 32.
Về trình độ chuyên môn: 5 đại biểu là giáo sư, phó giáo sư (tỉ lệ 0,9%), 23 đại biểu là tiến sĩ (4,18%), 111 đại biểu là thạc sĩ (20,18%), 411 đại biểu có trình độ đại học (74,74%). 538 đại biểu là đảng viên (97,82%).
Hiện nay, Ban Kiểm tra tư cách đại biểu chưa nhận được đơn thư khiếu nại tố cáo về tư cách đại biểu. Các đại biểu tham dự đại hội được đánh giá có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, 100% đại biểu đủ tư cách tham dự đại hội.
Tại đại hội, các đại biểu đã thông qua chương trình và quy chế làm việc đại hội, quy chế bầu cử Ban Chấp hành; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp các dự thảo văn kiện đại hội gồm Báo cáo Chính trị, Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Ngay sau đó, các tổ tiến hành thảo luận giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội khóa XI; Đoàn Chủ tịch họp với các tổ trưởng, thống nhất kết quả giới thiệu.
Vào cuối giờ chiều cùng ngày, đại hội đã nghe công bố kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra khoá XI. Theo đó, từ danh sách bầu Ban Chấp hành là 63 người, Đại hội đã bầu được 52 người vào Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI.
Ngay sau đó, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban Thường vụ và các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội khoá XI.
80 vận động viên người Việt tham gia Đại hội Karate người Việt Nam tại khu vực Kansai (Nhật Bản) Đại hội Karate người Việt Nam tại khu vực Kansai của Nhật Bản vừa diễn ra thành công tại nhà thi đấu Ouji, thành phố Kobe (Nhật Bản). Giải đấu do Hiệp hội giao lưu văn hoá thể thao Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) phối hợp với Hội Karate người Việt khu vực Kansai tổ chức. |
Bài 2: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người - Từ cam kết đến hành động Chính phủ Việt Nam đã quyết định ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 với mong muốn đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả hơn vào nỗ lực chung thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới. Việt Nam đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của Hiệp hội cho vị trí này. |
Việt Nam lần thứ 5 trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO Trở thành thành viên Hội đồng Chấp hành là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện “trách nhiệm kép” trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng sáng kiến của UNESCO phục vụ xây dựng, phát triển đất nước. |