Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
14:08 | 05/05/2022 GMT+7

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng

aa
Trong không gian tâm linh đậm sắc màu văn hóa của nghi lễ lên đồng, hệ thống phục trang nơi sập hầu Thánh ngự ẩn chứa câu chuyện trải dài qua bao thế hệ những người con bốn phủ, về việc “nâng bóng Thánh”. Đó cũng là câu chuyện về sự gìn giữ và trao truyền, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Văn hóa hầu đồng và nguy cơ biến tướng Văn hóa hầu đồng và nguy cơ biến tướng
Nghi lễ hầu đồng lên sân khấu Nghi lễ hầu đồng lên sân khấu

Khi sương mù giăng, đặc quánh hương bưởi, hương cau ở khắp các thôn bản, xóm làng, từ rẻo cao xứ Lạng, thành Tuyên, qua đồng bằng châu thổ, vào trong Thanh - Nghệ - Tĩnh, bảng lảng tít tận Bến Nghé - Đồng Nai, là lúc dòng người nườm nượp du xuân cầu bình an, may mắn. Điểm đến của khách hành hương là những danh lam, thắng tích; trong số đó, không gian huyền bí, ngất ngây níu chân du khách phải kể đến các đền, phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu. Người ta đến đây, chẳng phải riêng tín đồ mà cả khách lãng du, không chỉ được thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, mọi giác quan còn được chiêu đãi bởi đại tiệc ngập tràn màu sắc, âm thanh, mùi vị,… cuốn hút, rạo rực. Ấy là các cuộc lên đồng (hầu Thánh, hầu bóng) dễ dàng bắt gặp, bất kể tinh mơ hay tận đêm khuya.

Chuyến "hành hương" lần này, chúng tôi cùng bạn đọc sẽ đi sâu tìm hiểu một khía cạnh trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu: hệ thống phục trang của nghi lễ lên đồng được sử dụng đạt tới mức nghệ thuật, những người trong giới tự hào, trân trọng gọi là: nâng bóng Thánh.

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng
Tòa khăn áo Quan lớn Đệ Nhất, thanh đồng Trần Thị Duyên - Thủ nhang phủ chính Tiên Hương. (ảnh: Nhiếp ảnh gia Nguyễn Long Hưng)

“Tứ phủ Công đồng” và màu sắc nơi sập hầu Thánh ngự

Hệ thống phục trang trong nghi lễ lên đồng bao gồm: trang phục: khăn áo, xiêm y (khăn chầu áo ngự); trang sức: khánh, thẻ, kiềng, vòng, chuỗi hạt…; đạo cụ (đúng hơn gọi là pháp khí): kiếm, đao, cờ, quạt,… Tất cả đều được thanh đồng (những người được xác định là có căn mệnh, duyên nghiệp với các vị Thánh) sắm sửa, chuẩn bị từ trước khi trở thành đồng tân, lính mới (thông qua nghi thức mở phủ - chính thức lãnh nhận trách nhiệm hầu Thánh), được hoàn thiện, bổ sung trong suốt cuộc đời của họ và chỉ sử dụng khi hầu Thánh, nói cách khác là để các vị Thánh sử dụng khi “giáng” vào thanh đồng.

Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu ngự trị, cai quản khắp vũ trụ và được phân chia trong Tứ phủ (bốn miền) tương ứng với bốn màu tượng trưng: Thiên phủ (miền trời) - màu đỏ; Nhạc phủ (thượng ngàn - miền rừng núi) - màu xanh; Thoải phủ (miền sông nước) - màu trắng và Địa phủ (miền đất đai, đồng bằng) - màu vàng. Theo thứ tự trong thần điện, không kể hàng Thánh Mẫu (không mở khăn khi hầu), các vị Thánh hay giáng đồng phân chia các hàng cơ bản: Quan lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu.

Với quy ước như vậy, trang phục các vị Thánh sử dụng luôn có bốn gam màu sắc chủ đạo tương ứng với phủ (miền) mà vị Thánh đó ngự trị, cai quản, bất kể là nam thần hay nữ thần. Cụ thể: Thiên phủ - màu đỏ (hồng), có các vị: Quan lớn Đệ Nhất, Chầu Bà Đệ Nhất, Chầu Cửu tỉnh, Ông Hoàng Cả, Cô Đệ Nhất, Cô Chín Sòng, Cậu Cả Quận…; Nhạc phủ - màu xanh (lá, chàm, thiên thanh), có các vị: Quan lớn Đệ Nhị (giám sát), Chầu Bà Đệ Nhị, Chầu Năm, Chầu Lục, Chầu Bảy, Chầu Bé, Ông Hoàng Đôi, Ông Hoàng Bảy, Cô Đôi Thượng, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Cô Tám Đồi Chè, Cô Bé Thượng, Cậu Đôi, Cậu Bé…; Thoải phủ (Thủy phủ) - màu trắng, có các vị: Quan lớn Đệ Tam, Quan lớn Tuần Tranh (riêng ngài mặc dù thuộc Thoải phủ nhưng lại ngự trang phục màu lam), Chầu Bà Đệ Tam, Chầu Bé Thoải, Ông Hoàng Bơ, Cô Bơ, Cô Bé Thủy tinh, Cô Bé Thác Bờ, Cậu Bé Thoải…; Địa phủ - màu vàng, có các vị: Quan lớn Đệ Tứ, Chầu Bà Đệ Tứ Khâm sai, Ông Hoàng Mười, Cô Tư…

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng

Tòa khăn áo Quan lớn Đệ Tam, đồng đền Nguyễn Tất Kim Hùng. (ảnh: Nhiếp ảnh gia Nguyễn Long Hưng)

Khăn chầu áo ngự để hầu Thánh không gọi là chiếc áo, cái áo, mà được gọi trang trọng là “quả” áo, “tòa” khăn áo. Khi chuẩn bị bước vào hành trình hầu Thánh, người ta bắt buộc phải tự sắm một quả áo Công đồng màu đỏ và khăn phủ diện cũng màu đỏ (khổ rộng, trùm kín người thanh đồng khi hầu Thánh và giữa các lần thăng - giáng của chư Thánh). Tòa khăn áo này, trong nghi thức mở phủ, tân đồng sẽ tự tay dâng lên và giá Quan lớn Đệ Nhất sẽ “điểm dấu Thánh” bằng cách chấm nén hương đang cháy đỏ lên mép khăn và cổ áo, tượng trưng cho việc xác nhận tính thiêng của tòa khăn áo được cấp riêng cho tân đồng. Vì thế, đây là tòa khăn áo không thể cho ai mượn hoặc dùng chung và tất nhiên, nếu không tự sắm thì cũng không mượn được của người khác. Tòa khăn áo này tùy điều kiện có thể để trơn hoặc thêu, nhưng sẽ đi theo suốt cuộc đời thanh đồng, được gọi là khăn áo bản mệnh. Thậm chí, các cụ đồng khi cao tuổi còn dặn con cháu, mai này phải để tòa khăn áo bản mệnh theo mình sang thế giới bên kia còn tiếp tục hầu Thánh.

Ngày trước (chứ không phải ngày xưa), tức là cái ngày mà chúng tôi được tận mắt chứng kiến hoặc nghe kể, sau này tìm hiểu qua tư liệu, hình ảnh thì vào khoảng gần thế kỷ trở lại đây, nếu hoàn cảnh khó khăn, chỉ với tòa khăn áo bản mệnh và dải khăn, nét bốn màu (có thể mượn của người khác), thanh đồng vẫn có thể hầu đủ các giá. Đến khi khấm khá hơn, thanh đồng sắm bổ sung, rồi lần lượt thêm mấy quả áo dài các màu xanh lá, trắng, vàng, lam, thay đổi theo màu sắc bốn phủ và có thể dùng lặp lại ở các hàng Quan lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô. Hàng nào, phủ nào sẽ phân biệt qua khăn đội đầu, nét chéo trước ngực và màu sắc như đã kể trên.

Chẳng hạn, khăn đội đầu của nam thần ở hàng Quan lớn và Ông Hoàng đều là khăn lượt hoặc khăn xếp (thường là màu đỏ), khi hầu sẽ thay nét ngang bao ngoài khăn lượt, khăn xếp. Nét ngang của nam thần thêu rồng chầu mặt nguyệt bằng kim tuyến, kim sa trên vải lụa theo màu sắc của từng phủ. Dấu hiệu để phân biệt là hàng Quan lớn nét ngang không có dải buộc, thắt nút thả sau lưng như hàng Ông Hoàng, mà dùng ghim đính luôn vào khăn lượt, khăn xếp. Nét chéo trước ngực hàng Quan lớn cũng là một dải vải thêu rồng tùy theo màu sắc từng phủ và được vắt chéo từ vai trái xuống hông bên phải; hàng Ông Hoàng lại dùng hai nét vắt chéo từ hai bên vai xuống hai bên hông.

Hàng nam thần sử dụng đai lưng (có thể dùng chung, màu đỏ, hồng hoặc vàng) thắt ngang bụng, bỏ múi bên hông. Duy chỉ có hàng Thánh Cậu không sử dụng nét mà chít khăn đầu rìu, mặc thêm áo cổ tròn, không tay kiểu như ghi-lê, chân quấn xà cạp theo màu sắc từng phủ. Đến đây, khi gặp vấn hầu, dù thanh đồng dùng chung quả áo bản mệnh màu đỏ hay thay áo dài các màu theo từng phủ, ta chỉ cần nhìn khăn, nét cũng có thể nhận biết được là vị Thánh nào đang ngự đồng.

Chẳng hạn, giá Thánh đội khăn xếp, nét ngang màu xanh, trước ngực lên một nét chéo màu xanh sẽ là Quan lớn Đệ Nhị (giám sát); nếu đội khăn xếp, thắt nét ngang màu trắng có dải buộc, thắt nút thả sau lưng và hai nét chéo màu trắng trước ngực sẽ là Ông Hoàng Bơ…

Với các vị nữ thần (cơ bản thuộc hai hàng Chầu Bà, Thánh Cô), cách phân biệt là ở lối lên khăn của từng vị. Các vị Thánh thuộc Thiên phủ, Thoải phủ, Địa phủ dùng khăn xếp (màu đỏ) hay khăn vấn (màu cánh sen), trong đó, hàng Chầu Bà sẽ sử dụng luôn khăn phủ diện (sau này phát triển thành khăn phủ phê mỏng, nhẹ) ghim bên ngoài, hàng Thánh Cô sẽ thắt nét vành dây, thả dải sau lưng, hai nét chéo trước ngực (nét thêu hoa, khác với nét của các Ông Hoàng thêu rồng), màu sắc tương ứng theo từng phủ.

Các vị Chầu Bà, Thánh Cô thuộc Nhạc phủ lên khăn đội đầu theo cách của đồng bào dân tộc (Mán, Thổ = Dao, Tày, Nùng…). Chầu Bà lên khăn buồm, khăn củ ấu; các Thánh Cô lên khăn hoa. Đặc trưng của trang phục miền thượng là có sự phong phú, linh hoạt về thể loại và màu sắc hơn các phủ khác. Hai chàng mạng (lớn hơn dải nét), không bắt chéo qua vai mà quàng trên cổ, một dải để thẳng, một dải bắt chéo trước ngực được giữ lại bằng “trấn tâm” - dải lụa thêu buộc ngay trước ngực, thắt múi sau lưng, quàng trên vai dao quai, túi dết, túi trầu. Bắp chân các vị nữ thần trên thượng ngàn còn quấn xà cạp gọn gàng, ngụ ý thuận tiện cho việc băng rừng, vượt suối.

Về sắc phục, nếu Chầu Bà Đệ Nhị, Cô Đôi Thượng ngự màu xanh lá thì Chầu Năm, Cô Năm là màu xanh thiên thanh; Chầu Lục, Cô Sáu trước là màu lam, nay có khi lại màu tím; Chầu Mười, Cô Mười trước là màu xanh chàm, nay là màu vàng; Chầu Bé trước màu xanh lục, chàm đen, nay có khi sử dụng thuần màu đen. Riêng Cô Bé có trang phục khá đặc biệt là “áo lá”, gồm hai khổ vải lụa, màu xanh và màu hồng, vắt chéo hai vai qua hông, cố định bằng thắt lưng đai. Cũng cần nói thêm là, các vị thánh nữ ở các phủ đều có thể đeo diều xây - mảng đồ họa hoa văn trên cổ và bao lưng kết hợp màu sắc linh hoạt (vàng, xanh, hồng), thắt nút hoa đằng trước, không bỏ múi bên hông như các thánh nam.

Một bộ trang phục không thể không nhắc tới là bộ lót mình của thanh đồng, nhất thiết phải là màu trắng, ngoài hàm ý thân tâm trong sáng khi vào hầu Thánh, còn có tác dụng làm tôn màu sắc trang phục của các vị Thánh khi ngự đồng. Bộ lót mình được gọi trang trọng là “hạ y”, bao gồm: áo cánh trắng, quần áo dài màu trắng và bít-tất trắng. Màu trắng tinh tế, hài hòa, không xung đột với tất cả các màu trong bốn phủ và đặc biệt, cùng với các lớp áo trong, ngoài sẽ che kín da thịt thanh đồng (trừ khuôn mặt và đôi bàn tay), tạo nên nét đẹp trang nghiêm của các vị Thánh ngự đồng. Thậm chí, ngày trước, tay áo hầu Thánh còn may theo lối búp măng - nhỏ dần về phía cổ tay, để khi “làm việc Thánh” (thực hành vũ đạo) sẽ không lộ phần da thịt phía trong tay áo. Hiện nay, nếu tay áo hầu rộng cỡ một gang, thanh đồng cẩn thận sẽ nịt thêm ghệt tay vào lớp áo phía trong cũng mang ý nghĩa như vậy.

Bảo tồn vốn cổ và “hạn mức” của sự sáng tạo

Tản mạn chuyện ngày trước là thế, còn thời bây giờ, khi kinh tế phát triển, nhận thức xã hội và điều kiện tốt hơn rất nhiều, trang phục lên đồng ngày càng phong phú, đặc sắc, nhưng những thanh đồng có hiểu biết vẫn kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống. Giá trị tiêu biểu của nghi lễ lên đồng là tính ước lệ, đề cao ý nghĩa biểu tượng. Trang phục cũng vậy, rực rỡ sắc màu bốn phủ, nhưng trang nghiêm, phép tắc, không quá xa hoa, lộng lẫy để người phàm trần khi “cận Thánh” (tham dự vấn hầu) vừa khép mình tôn kính, vừa có cảm giác gần gũi, thân thiết như con cái gần bên cha mẹ. Chẳng thế mà các kiểu khăn áo lai căng, như Quan lớn đội mũ như vua quan trên sân khấu, Chầu Bà, Thánh Cô xiêm y thướt tha như tiên nữ trong phim cổ trang nước ngoài, hay màu sắc không theo đặc trưng từng phủ, lối lên khăn áo làm mất bản sắc vùng miền (thượng du, đồng bằng),… đều bị lên án là biến tướng.

Cái được chấp nhận là sự phát triển trên cơ sở bảo tồn vốn cổ. Đại thể: chất liệu lúc trước chỉ là vải lụa, nay có thể là gấm, vóc, có điều kiện thì hàng ngoại nhập cũng tốt; mỗi giá một tòa khăn áo riêng, nhưng phải giữ đúng sắc màu, tính ước lệ từng hàng, từng phủ.

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng
Hầu dâng thay đổi y phục cho thanh đồng ngay tại chiếu hầu. (ảnh: Nhất Nam)

Nếu ngày trước là lụa trơn, thì nay khăn chầu áo ngự phần lớn có họa tiết chìm hoặc thêu. Hoa văn cũng có nguyên tắc: hàng Quan lớn họa tiết hổ phù, rồng, tam sơn, thủy ba được thêu trên ba lớp dọc thân áo tượng trưng ba tầng Thiên, Địa, Thủy (trời, mặt đất và sóng nước); hàng Chầu Bà họa tiết chủ đạo là chim phượng, hoa mẫu đơn - biểu trưng tôn quý của nữ phái; hàng Ông Hoàng với các họa tiết rồng ổ, hoa văn chữ thọ, ngũ phúc sang trọng, lịch lãm; hàng Thánh Cô, Thánh Cậu chủ đạo là họa tiết hoa hồng, hoa phù dung, hoa chanh, vân mây, cá chép, phù hợp với tính chất vui tươi, nhí nhảnh - đặc trưng lứa tuổi của các vị Thánh.

Trang phục là thế, trang sức cũng phân biệt từng hàng, từng phủ: các Quan lớn sử dụng thẻ ngà gài trên ngực áo khắc bốn chữ “Ngũ vị Tôn Quan”; Ông Hoàng dùng kiềng vàng, khánh ngọc khắc chữ “Tứ phủ Thánh Hoàng” gắn tua kim tòng, lưng đeo bầu rượu, túi thơ; Thánh Cậu cũng đeo kiềng nhưng kim khánh lại đính lục lạc rất vui nhộn. Các vị Chầu Bà, Thánh Cô trên thượng ngàn thì chất liệu chủ đạo của trang sức (trâm, lược, vòng, kiềng, khuyên tai, xà tích) đều bằng bạc, ngà giống như sở thích của đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các phủ khác, chất liệu chính lại là vàng, ngọc (tất nhiên, chủ yếu là đồ mỹ ký). Các đồ pháp khí, như đao, kiếm, mái chèo, hèo,… được làm từ tre, gỗ, kim loại hoặc khảm kim loại; cờ thì dùng khăn tấu hương, múa sư tử dùng khăn phủ diện để tượng trưng, bây giờ dùng cờ thật và đầu lân thật cũng không sao.

Tứ trụ hầu dâng cùng phép tắc nơi cửa Thánh

Để phối hợp hài hòa hệ thống phục trang cùng với ý thức của thanh đồng, sự tài khéo của các làng nghề thủ công, không thể không nhắc tới vai trò của người hầu dâng - hỗ trợ thanh đồng chuẩn bị, giúp việc các vị Thánh khi giáng đồng. Công việc của họ đòi hỏi sự hiểu biết về nghi lễ, sáng tạo nhưng cẩn trọng, nhanh nhưng phải chính xác, bởi vậy, phần lớn họ đều là thanh đồng. Khi trước, họ được gọi là đồng phò, với ý nghĩa là “phò giá” các vị Thánh giáng đồng, đến nửa cuối thế kỷ XX, chữ “phò” bị biến nghĩa tiêu cực nên mới đổi gọi là hầu dâng. Nhiệm vụ chính của hầu dâng được chia cho bốn người (tứ trụ): người ngồi trên phía bên phải thanh đồng là “tay khăn”, làm nhiệm vụ thay khăn áo, trang sức; người bên trái là “tay hương” chịu trách nhiệm chuẩn bị hương, mồi, đuốc, các đồ pháp khí; người ngồi sau thanh đồng phía bên phải làm nhiệm vụ cầu khẩn, tấu đối; người bên trái thừa truyền lời phán bảo hoặc chuyển lộc ban phát cho những người dự hầu. Hai người hầu dâng phía sau cũng hỗ trợ “tay khăn”, “tay hương” để công việc thay phục trang được khẩn trương, nghiêm cẩn; cùng dùng quạt che các giá khi thay trang phục “nhạy cảm” (váy/quầy, yếm), hoặc khi hiến tửu, hiến trà (uống rượu, trà), hiến trầu, hiến thuốc,… Cũng có khi giản tiện, chỉ cần hai người là “tay khăn” và “tay hương”, kiêm luôn công việc của tứ trụ hầu dâng, hoặc thêm đồng thầy (cũng có khi là đồng cựu) vào “kêu thay, lạy đỡ” cho thanh đồng.

Nếu như diễn viên sân khấu thay trang phục, trang điểm ở trong hậu trường, thì trong một vấn hầu, hàng chục lần thay phục trang của thanh đồng đều diễn ra trên chiếu hầu, trước sự chứng kiến của hàng trăm con mắt và áp lực của việc “thị Thánh”, bởi “thị Thánh như thị vương” (hầu Thánh như hầu vua). Điều này khiến cho vai trò của người hầu dâng trở nên vô cùng quan trọng. Phần lớn họ được các thanh đồng lựa chọn trong số “bạn đồng công lính”, và nhờ cậy từ sớm để còn sắp xếp thời gian, công việc. Hầu dâng ở cùng bản hội sẽ giúp cho việc duy trì, gìn giữ lề lối, phép tắc.

Ngày nay, có một số người hành nghề hầu dâng chuyên nghiệp, ở họ có sự sáng tạo, thuần thục, kỹ năng nâng bóng Thánh đạt đến tầm cao nghệ thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ có thể sẽ áp đặt thanh đồng (nhất là đồng tân) và ngược lại, họ cũng có thể phải chiều theo ý thích chủ quan của thanh đồng, làm ảnh hưởng đến lề luật trong việc hầu Thánh.

Thanh đồng đang hầu là Thánh đang ngự, vì thế, trang phục, thái độ của những người dự hầu, đến cung văn và cả hầu dâng, đều phải rất nghiêm túc. Khăn áo chỉnh tề là tốt nhất, nếu không cũng không được lố lăng, sặc sỡ, nhất là kệch cỡm, hở hang. Nói thế, bởi thảng hoặc có canh hầu, trang phục người hầu dâng còn nổi bật hơn cả thanh đồng, người dự hầu mặc áo hở vai, váy ngắn, cung văn mặc quần bò, áo phông,… rất phản cảm.

Đến đây, chúng ta tạm khép lại hành trình qua không gian và thời gian đậm đặc sắc màu văn hóa. Cái tài tình là ở chỗ, mặc dù không phải bảo tàng, không có văn tự nào mô tả, ghi chép, nhưng hệ thống phục trang để nâng bóng Thánh đã lưu giữ sống động cả kho tàng tinh hoa văn hóa truyền thống. Sự gìn giữ và trao truyền ấy, chính là tâm huyết của những người thực hành tín ngưỡng từ trước kia cho đến tận ngày nay.

Bài 6: Âm nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với bạn bè quốc tế Bài 6: Âm nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với bạn bè quốc tế
Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn
Bài 4: Nhận diện đúng giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” Bài 4: Nhận diện đúng giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn” Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn”
Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ
ThS. Trần Quang Dũng, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đạo mẫu qua cách kiến giải văn hóa

Đạo mẫu qua cách kiến giải văn hóa

Trước nhất, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
Bài 6: Âm nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với bạn bè quốc tế

Bài 6: Âm nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với bạn bè quốc tế

Từ chuyên gia nghiên cứu văn hóa Việt đến du khách, dù đã đến Việt Nam, trực tiếp chứng kiến diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt hoặc xem qua mạng xã hội. Nhưng họ đều có chung cảm nhận về nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu từ âm nhạc, đến nội dung diễn xướng…
Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn

Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn

Chầu văn là thành tố quan trọng cấu thành nên diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Do đó, để tiếng nhạc thiêng này vang xa hơn nữa, cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản mang tính đồng bộ, tổng thể của tín ngưỡng này.

Các tin bài khác

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.
Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Cần chuẩn bị cho lễ cúng Thần Tài vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Bạn cũng cần lau dọn ban thờ và làm lễ đón Thần Tài.
Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.
Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Từ xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Việt Nam luôn giữ thông lệ đi xin chữ đầu năm như một cách thể hiện niềm hy vọng trong năm mới.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động