Ba Lan để tiêm kích MiG-29 "nằm đất"?
Hà Linh (TH) 27/10/2021 06:15 | Quân sự - vũ khí
![]() |
Ba Lan dần loại bỏ MiG-29 và thay thế chúng bằng tiêm kích mới hơn. Nguồn minh họa |
Với lý do tăng cường mua sắm máy bay phương Tây để hợp chuẩn của NATO, Ba Lan đang loại bỏ những tiêm kích MiG-29 có nguồn gốc Liên Xô để mua tiêm kích tàng hình F-35, trực thăng Hoa Kỳ... Tuy nhiên theo tiết lộ của tờ Aviationist, nguyên do không hẳn như vậy.
"Việc Ba Lan quyết định thay thế MiG-29 do thực tế nước này không tìm được nguồn cung linh kiện và phụ tùng thay thế tin cậy khiến phi đội MiG-29 hoạt động với độ tin cậy thấp và đe dọa đến an toàn của phi công" - Aviationistcho biết.
Cũng theo nguồn tin mà Aviationist khai thác được, trước khi đưa ra quyết định thay thế này, Không quân Ba Lan cũng có quyết định quan trọng khi cho loại biên những chiếc cường kích Su-22M4. Những chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985, cùng năm đó chính thức biên chế cho Không quân Ba Lan.
Được biết, Su-22M4 tại Ba Lan đã thực hiện an toàn, thành công gần 3.000 lần cất hạ cánh trong suốt 30 năm qua. Cường kích Su-22M4 là biến thể xuất khẩu của mẫu Su-17M4 do Liên Xô sản xuất.
Su-22M4 được nâng cấp mạnh mẽ về hệ thống điện tử hàng không với hệ thống định vị RSDN, hệ thống định vị quán tính, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE Sirena, la bàn vô tuyến, đặc biệt là hệ thống đo xa laser Klyon-54 (đặt ở đầu mũi).
Hiện tại, dù vẫn sở hữu khả năng cực ấn tượng nhưng cùng với lý do như MiG-29, chiến đấu cơ Su-24M4 đang dần bị loại bỏ và thay thế bằng những sản phẩm hiện đại hơn do phương Tây sản xuất.
Truyền hình
Đáng chú ý
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và phu nhân thăm Đại nội Huế

Bài viết mới
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ dưới nước, đánh trúng mục tiêu ven biển

Hệ thống đánh chặn tầm cao THADD của Hoa Kỳ lần đầu hạ mục tiêu thực chiến

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.