Triều Tiên xác nhận thử siêu pháo phản lực

09:46 | 11/09/2019

Dù cho biết sẵn sàng tái khởi động đàm phán với Mỹ về vấn đề phi hạt nhân hóa, Triều Tiên vẫn cho thử nghiệm một pháo phản lực siêu lớn vào 10/9, truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết sáng 11/9.
Triều Tiên phóng tên lửa bay xa 330km, Hàn Quốc rối bời Triều Tiên tăng cường chỉ trích Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc sang Bình Nhưỡng Bị Anh, Pháp, Đức lên án, Triều Tiên đáp trả cứng rắn
trieu tien xac nhan thu sieu phap phan luc
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giám sát thử nghiệm một bệ phóng tên lửa siêu lớn ở Triều Tiên, trong bức ảnh được phát hành vào ngày 10/9/2019 bởi Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA). Nguồn: KCNA/REUTERS

Triều Tiên đã phóng một loạt đạn pháo tầm ngắn mới vào 10/9, các quan chức Hàn Quốc cho biết, chỉ vài giờ sau khi nước này báo hiệu sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Mỹ vào cuối tháng 9.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, người trước đó đã tham gia cuộc thử nghiệm đúng hệ thống pháo phản lực phóng loạt siêu lớn này, cho biết khả năng chiến đấu của nó cuối cùng đã được xác minh, KCNA cho biết.

Hai quả đạn pháo của Triều Tiên được phòng đi từ bãi thử thuộc tỉnh Nam Pyongan. Ước tính, hai quả đạn pháo của Triều Tiên đã bay khoảng 380km.

Ông Kim đã nêu ra các nhiệm vụ và phương thức phát triển trong tương lai để đạt được các biện pháp bảo vệ quốc gia tiên tiến cho các quan chức đã tham gia với ông, bao gồm các quan chức cấp cao như em gái ông - bà Kim Yo Jong, KCNA đưa tin.

Trước đó, hôm 24/8 Triều Tiên đã thử nghiệm hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS).

Yonhap trích lời Giáo sư Kim Dong -yup thuộc Viện Viễn Đông (thuộc Đại học Kyungnam của Hàn Quốc) cho rằng hệ thống MLRS này có thể là phiên bản nâng cấp của một hệ thống pháo hoặc pháo phản lực cỡ nòng lớn.

Quân đội Triều Tiên đang sở hữu hệ thống pháo phản lực KN-09 có đường kính 300mm, tầm bắn khoảng 190km và tốc độ tối đa gần Mach 5,2. Tuy nhiên, trong vụ thử hôm 24/8, quả đạn của Triều Tiên đã bay khoảng 380km, ở độ cao 97km và tốc độ tối đa Mach 6,5.

Tuy nhiên, Shin Jong-woo – một chuyên gia thuộc Diễn đàn An ninh Quốc phòng Hàn Quốc tại Seoul cho rằng mẫu MLRS này có thể có đường kính lên đến 500mm. "Nếu đúng như vậy, đó sẽ là một hệ thống MLRS chưa từng có trên thế giới", ông nhấn mạnh.

Trong khi các nhà phân tích cho biết Triều Tiên tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí cho nhiều mục đích thì các vụ phóng hôm 10/9 dường như đã kịp thời gửi thông điệp về những gì có thể xảy ra, nếu Mỹ không nói chuyện với Triều Tiên với các đề xuất thực tế.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump nói những vụ thử trước đó trong năm nay của Triều Tiên không vi phạm bất cứ thỏa thuận nào , nhưng cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho biết, ngay cả các vụ phóng tầm ngắn của Triều Tiên đều bị cấm theo nghị quyết Liên Hiệp Quốc.

Vụ phóng diễn ra chưa đầy một ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui nói Bình Nhưỡng sẵn sàng tái khởi động đàm phán với Washington về vấn đề phi hạt nhân hóa vào cuối tháng 9. Bà Choe Son-hui nhấn mạnh Mỹ cần đưa ra cách tiếp cận mới để tránh làm đàm phán sụp đổ thêm lần nữa.

trieu tien xac nhan thu sieu phap phan luc
Triều Tiên, dù đồng ý đàm phán với Mỹ, vẫn thử nghiệm pháo phản lực siêu lớn vào 10/9. Nguồn: KCNA/REUTERS

Thêm vào đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố sa thải cố vấn an ninh quốc gia của mình - ông Bolton một ngày sau khi Triều Tiên báo hiệu sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Mỹ.

Các nhà phân tích chính sách cho rằng sự ra đi của ông Bolton, có thể giúp Mỹ hồi sinh các cuộc đàm phán nhưng sẽ không khiến việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân dễ dàng hơn.

“Thời điểm này có thể thuận tiện cho các biện pháp ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên,” ông Leif-Eric Easley, giáo sư tại Đại học Seoul Ewha cho biết. “Bình Nhưỡng không ưa ông Bolton ra mặt. Ông Kim Jong Un có thể coi sự thay đổi nhân sự này ở Washington như một chiến thắng đối với Triều Tiên. Điều đó sẽ làm tăng khả năng các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sẽ sớm được khởi động lại.”

Chuyên gia Harry Kazianis, đến từ Trung tâm Nghiên cứu lợi ích quốc gia tại Washington, cho biết ông Trump bây giờ có thể tìm một cố vấn an ninh khác, phản đối các cuộc chiến tranh thay đổi chế độ và sẵn sàng ủng hộ chính sách ngoại giao với Triều Tiên.

Theo Reuters, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun, một người ủng hộ mạnh mẽ việc đàm phán với Bình Nhưỡng, là một trong những cái tên được coi sẽ có mặt trong danh sách người kế nhiệm cho ông Bolton./.

Xem thêm

trieu tien xac nhan thu sieu phap phan luc Triều Tiên thử 'bệ phóng tên lửa siêu khủng': KCNA

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giám sát cuộc thử nghiệm của một bệ phóng tên lửa siêu lớn siêu lớn vào 24/8, ...

trieu tien xac nhan thu sieu phap phan luc Triều Tiên bắn tiếp hai tên lửa, căng thẳng leo thang

Quân đội Hàn Quốc cho biết, ngày 24/8, Triều Tiên đã hai lần bắn các tên lửa không xác định vào Biển Nhật Bản, làm ...

trieu tien xac nhan thu sieu phap phan luc Sau bắn tên lửa, Triều Tiên hợp tác quân sự với Trung Quốc

Trung Quốc và Triều Tiên sẽ tăng cường hợp tác quân sự để đảm bảo an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình ...

trieu tien xac nhan thu sieu phap phan luc Ông Trump bình thản khi Triều Tiên "quá tam ba bận" phóng tên lửa

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/8 vẫn tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên, ngay cả khi nước này đã tiến hành ...

Mai Anh (theo Reuters)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trieu-tien-xac-nhan-thu-sieu-phao-phan-luc-87300.html

In bài viết