Amazon, Apple, Facebook và Google sắp phải điều trần về chống độc quyền
Đến lượt Adidas, Ford, Denny tẩy chay quảng cáo Facebook |
Mỹ kêu gọi điều tra TikTok về bảo vệ quyền trẻ em |
CEO của Apple, Tim Cook là người cuối cùng xác nhận tham dự phiên điều trần. Theo báo cáo, Facebook và Google đều đồng ý cử các CEO hàng đầu của họ để đại diện tham gia phiên điều trần trên, tương tự các công ty còn lại.
Tim Cook (CEO của Apple) phát biểu tại hội nghị Dreamforce 2019. |
Theo CNBC, Amazon cho biết thông qua lá thư gửi Ủy ban Tư pháp Hạ viện rằng CEO Jeff Bezos sẽ sẵn sàng làm chứng về vấn đề chống độc quyền công nghệ.
Phiên điều trần chống độc quyền lần này sẽ đánh dấu lần đầu tiên cả 4 CEO cùng làm chứng trước Quốc hội, chưa rõ sự kiện này sẽ diễn ra trực tiếp hay qua video trực tuyến. Nhiều nguồn tin báo cáo phiên điều trần sẽ diễn ra vào cuối tháng 7, mặc dù người phát ngôn Tư pháp chưa thể chia sẻ chi tiết về thời gian sự kiện.
Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Tim Cook của Apple đều là những người hay góp mặt trong các phiên điều trần Quốc hội trước đây. Tuy nhiên, Jeff Bezos của Amazon chưa từng xuất hiện trước Quốc hội.
Cả 4 công ty đều từ chối trả lời về vấn đề trên.
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã công bố cuộc điều tra chống độc quyền đối với nhóm Big Tech vào tháng 6/2019. Lời khai từ các CEO là một một trong những bước cuối cùng trước khi hoàn thành cuộc điều tra, dự kiến sẽ đưa ra các đề xuất lập pháp mới để cải cách và điều tiết thị trường kỹ thuật số.
Mặc dù cuộc thăm dò trên của Hạ viện sẽ không gây áp lực cho nhóm Big Tech, nhưng các cuộc điều tra của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và liên bang thì có thể. Bộ Tư pháp có thể đang tiến hành một vụ kiện tiềm năng đối với Google về các hành vi chống cạnh tranh, tương tự như tình trạng Facebook đang phải đối mặt. Apple và Amazon cũng không nằm ngoài "vùng đen" này cả ở Mỹ và nước ngoài.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2018. |
Cuộc thăm dò chống độc quyền của Nhà Trắng đã thể hiện nỗ lực lưỡng đảng hiếm có trong Ủy ban Tư pháp. Nhưng khi hội đồng gần đến giai đoạn lập pháp, một số thành viên đảng Cộng hòa đã de dọa phá vỡ mặt trận thống nhất đó.
Một số thành viên đã viết thư cho Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler vào tháng 2, rằng họ sẽ không tham gia vào một cuộc điều tra mà đã biết trước kết quả. Kết quả này là các công ty công nghệ lớn của Mỹ vốn đã xấu, không thể được phép tồn tại và phải loại bỏ.
Facebook đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn về cách hoạt động các nền tảng của họ, được cho là đang lạm dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Công ty này đang sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay WhatsApp, hiện đã có 2,7 tỉ người dùng hàng tháng. Gần đây, Facebook đã phải gánh chịu mức phạt 5 tỉ USD mà FTC đưa ra sau vụ “chia sẻ” 87 triệu dữ liệu người dùng cho Cambridge Analytica (một công ty tư vấn chính trị của Anh). |
Đến lượt Adidas, Ford, Denny tẩy chay quảng cáo Facebook Adidas, Ford, Denny và nhiều thương hiệu khác đang nối dài danh sách các công ty tẩy chay quảng cáo trên Facebook tính đến hiện ... |
Bài học từ Facebook, Google vội xóa quảng cáo tính phí người dùng Google vừa cho biết họ đã xóa toàn bộ quảng cáo có tính phí khi người dùng tìm kiếm thông tin bỏ phiếu cử tri ... |
Facebook phủ nhận lạm dụng quyền riêng tư người dùng Cuối tuần trước, Facebook đã có cuộc tranh luận tại Tòa án Liên bang Australia. Facebook liên tục phủ nhận sử dụng dữ liệu cá ... |