Trang chủ Văn hóa - Du lịch Giải trí
11:05 | 11/12/2017 GMT+7

8 năm ghi nhận và gánh nặng của ca trù

aa
Hát Xoan xác lập kỷ lục lần đầu của Việt Nam và thế giới: Từ di sản (DS) cần bảo vệ khẩn cấp trở thành di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đại diện của nhân loại.

Vấn đề không phải DS nào ở Việt Nam cũng như hát xoan, quan họ, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế… biến danh hiệu của UNESCO trao tặng thành niềm vinh dự và đòn bẩy. Với ca trù, sau 8 năm công nhận việc bảo vệ đã trở thành gánh nặng.

Vẫn báo cáo bằng cảm tính

Năm 2009, UNESCO đã vinh danh, công nhận ca trù của Việt Nam là DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp. Đã 8 năm trôi qua, nếu theo con số đong đếm, thì ca trù có vẻ khởi sắc về số lượng nghệ nhân cũng như câu lạc bộ (CLB) mở rộng ở nhiều tỉnh, thành nhưng câu chuyện thật đằng sau công tác kiểm kê thì “dở khóc dở cười”.

8 nam ghi nhan va ganh nang cua ca tru

Các câu lạc bộ ca trù của Hà Nội đang hoạt động chủ yếu bằng tình yêu nghề.

“Cả Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hưng Yên không có ai là nhạc sĩ hay được đào tạo cơ bản về âm nhạc. Khó có thể kiểm kê, điều tra chính xác được khi mà cán bộ điều tra trực tiếp hầu hết chỉ học về quản lý văn hóa, không am hiểu âm nhạc. Từng có trường hợp nghệ nhân hát văn mà cán bộ kiểm kê vẫn tưởng đó là ca trù” - bà Bùi Thị Phấn - Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa Hưng Yên từng chia sẻ trong một hội thảo. Hoặc ở Quảng Bình, một cán bộ địa phương đã nhầm lẫn hát sắc bùa thành hát ca trù. Thực tế này để chứng tỏ con số hàng trăm CLB ca trù, giáo phường, thành viên thực hành ca trù ở các tỉnh, thành chưa hẳn là con số thực.

Đầu năm 2018, Việt Nam phải báo cáo với UNESCO về bảo vệ ca trù ra khỏi tình trạng khẩn cấp. So với hàng loạt DSVHPVT khác như quan họ, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế…, danh hiệu mà ca trù nhận về từ UNESCO có thêm rất nhiều gánh nặng (chứ không chỉ là vinh dự và tự hào). Bởi tình trạng “cần bảo vệ khẩn cấp” gắn kèm với những đòi hỏi cụ thể về chương trình hành động để từng bước đưa di sản thoát khỏi nguy cơ mai một. So với 8 năm trước, ca trù cũng có sự hồi sinh, không đứt đoạn hoàn toàn so với trước đây. 14 CLB và nhóm ca trù (các CLB ca trù Hà Nội, Thái Hà, Lỗ Khê, Đồng Trữ, Ngãi Cầu, Chanh Thôn...) đang hoạt động tại Hà Nội chính là tâm huyết của bao thế hệ nghệ nhân ca trù tại đất Thăng Long. Ca trù có sân chơi riêng với các cuộc liên hoan toàn quốc và địa phương, được duy trì tại Hà Nội ở các điểm biểu diễn cuối tuần, được nhìn nhận là có đội ngũ kế thừa phong phú hơn - so với những thời điểm chỉ thống kê được khoảng 20 nghệ nhân cao tuổi trên toàn quốc. Nhưng tất cả những nhận định sức sống của ca trù đều đến bằng sự cảm tính, không có định lượng chính xác và lộ trình dài hơi.

Đơn độc bảo vệ

Khi ca trù được công nhận là DSVHPVT thế giới cần bảo vệ khẩn cấp, cả nước cùng chung niềm vui. Tuy nhiên nhiệm vụ đưa ca trù thoát khỏi tình trạng “cần được bảo vệ khẩn cấp” lại mặc nhiên đặt lên vai ngành văn hóa. Rất đáng ngạc nhiên, sau 8 năm kể từ khi nhận danh hiệu của UNESCO, một đề án chiến lược mang tầm quốc gia bảo tồn và phát huy ca trù vẫn chưa hề được xây dựng. Cho dù, theo TS Lê Thị Minh Lý – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu DS văn hóa Việt Nam, việc lập một đề án như vậy đã được giao cho Viện Âm nhạc Việt Nam. “Vấn đề ở chỗ, địa bàn của ca trù trải khắp 14 tỉnh, thành phố. Và mỗi tỉnh, thực trạng của ca trù lại có những diễn biến hết sức phức tạp và rắc rối. Đó là một khó khăn lớn trong việc bảo tồn ca trù, nếu so sánh với trường hợp tương tự là hát xoan Phú Thọ” - TS Lê Thị Minh Lý chia sẻ.

“Nói thật, đến lúc này tôi nghi ngờ sự chân thành trong lời kêu gọi bảo tồn ca trù khẩn cấp. Nhìn thực tế, tôi thấy các cấp chính quyền dường như không mấy để tâm đến tình trạng thực tế của ca trù” - bà Bùi Thị Phấn đề cập trong hội thảo về bảo tồn DS ca trù mới đây. Theo bà, ở các địa phương hiện nay, việc bảo tồn, phát huy ca trù gần như được coi là việc riêng của Sở VHTT&DL. Hiện nay, lực lượng ca nương, kép đàn quá ít ỏi, quá nửa trong số đó là các nghệ nhân tuổi già, sức yếu, đội ngũ kế cận thì chưa xứng đáng. Nếu như không có bước đột phá trong việc bảo tồn và phát huy, không có chính sách đầu tư hiệu quả, không có cam kết và vào cuộc thực sự của cả cộng đồng thì khả năng ca trù biến mất là chuyện không xa. GS Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tha thiết: “Xin đừng đủng đỉnh bảo vệ khẩn cấp DS nữa!”. Trong ấn tượng của GS Tô Ngọc Thanh vẫn là câu chuyện: “Năm 2014, tôi ghé thăm nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc hai tuần trước khi cây đại thụ của ca trù Hà thành qua đời. Nắm tay tôi, người nghệ nhân 85 tuổi này run rẩy bảo: “Tôi nằm xuống rồi, việc kêu gọi Nhà nước quan tâm đến ca trù trông cả vào ông”. Nghe xong tôi thấy lòng xót xa. Chúng ta kêu gọi bảo vệ ca trù nhiều năm rồi, nhưng vẫn không thể làm được, khiến những nghệ nhân lúc nhắm mắt vẫn không hết đau đáu nỗi lo cho DS”.

“Ngành văn hóa Hà Nội cũng đang chuẩn bị triển khai đề án bảo tồn ca trù. Vậy Hà Nội có sẵn lòng đứng ra làm đầu tàu, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối cùng các địa phương khác để xây dựng một lộ trình chuẩn cho ca trù toàn quốc không", đó là câu hỏi được khá nhiều đại biểu đặt ra tại cuộc tọa đàm mới đây về ca trù do Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội tổ chức. Rõ ràng, với tình trạng bảo tồn, phát triển ca trù một cách cục bộ và có phần manh mún tại các địa phương như vừa qua, sẽ khó lòng để ca trù có được những bước phát triển mạnh về chiều sâu, thay cho chạy theo số lượng.

Bài học từ các di sản khác

Cũng nhận danh hiệu DS cần bảo vệ khẩn cấp năm 2011, hát Xoan Phú Thọ hiện đã có những bước tiến rất đặc biệt về việc bảo tồn, khôi phục lực lượng nghệ nhân, phổ biến tới công chúng. Để rồi, đúng vào ngày 8/12, hát Xoan nhận tin vui thoát khỏi tình trạng “báo động đỏ” và trở thành DSVHPVT của nhân loại. “Đi sau về trước” so với ca trù, sự khác biệt ấy được giải thích bằng việc hát Xoan chủ yếu được lưu giữ ở địa bàn Phú Thọ và được tỉnh dốc sức để bảo tồn, khôi phục trong 4 năm qua. Nhưng quan trọng hơn, hát Xoan đã kịp thời có đề án bảo tồn, với những chiến lược và kế hoạch thực hiện rõ ràng.

Việt Nam có hơn 10 DS được UNESCO công nhận là DSVHPVT của thế giới, danh hiệu đã trở thành niềm tự hào của các địa phương. Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận cùng thời với ca trù (năm 2009), sau 8 năm các liền anh, liền chị đưa tiếng hát giao duyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đến với khán giả nước ngoài. Quan họ Bắc Ninh được vinh danh cùng thời điểm với ca trù, nhưng ngay sau đó tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh giai đoạn 1 (2010 - 2012) với tổng kinh phí gần 37 tỷ đồng nhằm phát triển dân ca quan họ. Sau 3 năm triển khai, dân ca quan họ đã và đang được quan tâm đầu tư bảo tồn, phát huy một cách tích cực, nhưng ca trù dường như chưa được quan tâm đúng mức. Đến năm 2013, tỉnh Bắc Ninh triển khai đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc Ninh và ca trù giai đoạn 2013 – 2020” với tổng kinh phí gần 65 tỷ đồng. Hiện nay, không phải chờ đến hội Lim du khách mới được thưởng thức quan họ, tỉnh Bắc Ninh đã chính thức triển khai tổ chức hát quan họ định kỳ hàng tháng phục vụ miễn phí cho du khách. Đây được đánh giá là sáng kiến thiết thực nhằm duy trì sức sống của DSVHPVT đại diện của nhân loại trong đời sống đương đại. Dân ca quan họ Bắc Ninh với sức sống trường tồn, bền bỉ đang hòa trong nhịp thở của thời đại.

Bao giờ ca trù được như quan họ, hát Xoan, nhã nhạc cung đình Huế hoặc đờn ca tài tử… câu hỏi đó vấn vương người làm DS suốt 8 năm nay. Chỉ còn mấy tháng nữa, DS này sẽ phải thực hiện cam kết báo cáo với UNESCO, nếu không đạt được những yêu cầu của UNESCO, một khả năng khác cũng tồn tại trên lý thuyết: Nguy cơ tước bỏ danh hiệu từ UNESCO, nếu DS rơi vào tình trạng tệ hại hơn so với việc “cần bảo vệ khẩn cấp” ban đầu. “Đây không chỉ là lời cảnh tỉnh, mà rất có khả năng thành sự thật nếu cách thức bảo tồn, phát huy DS ca trù diễn ra như hiện nay” - GS Tô Ngọc Thanh bày tỏ.

"Sáng 8/12/2017, di sản hát Xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh vào danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại. Quyết định này được đưa ra tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ DSVHPVT lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc (từ 4 - 9/12/2017).

Hầu hết các CLB và người học đang ngắc ngoải theo nghề. Khán giả, không gian biểu diễn, kinh phí hoạt động, cả 3 yếu tố này gần như là con số không tròn trĩnh. Khi có hoạt động thu tiền xem biểu diễn, người ta nghĩ đây là hoạt động kinh doanh. Kinh doanh thì phải tính đến lợi nhuận. Nhưng ca trù thì ngược lại, tiền thu được từ biểu diễn chỉ đủ cho các em mua xăng xe. Kinh phí của các CLB cạn kiệt rồi, nguồn hỗ trợ cũng chưa có. " - Nghệ nhân ưu tú, đào nương Phạm Thị Huệ - Giám đốc CLB ca trù Thăng Long

Theo Kinh tế & Đô thị

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

"Lễ hội chúng ta là một" - Cơ hội giao lưu văn hóa cho người Việt tại Hàn Quốc

"Lễ hội chúng ta là một" - Cơ hội giao lưu văn hóa cho người Việt tại Hàn Quốc

Diễn ra trong hai ngày 15-16/06/2024 tại tại Hội trường Đài Truyền hình KBS Busan (429 Suyeong-ro, Suyeong-gu, Busan, Hàn Quốc), “Lễ hội Chúng ta là một” sẽ mang đến những hoạt động đặc sắc với sự tham gia của công chúng và nghệ sỹ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.
Dàn nhạc Nhà hát Opera Hoàng gia Versaille (Pháp) làm thỏa lòng khán giả yêu nhạc cổ điển

Dàn nhạc Nhà hát Opera Hoàng gia Versaille (Pháp) làm thỏa lòng khán giả yêu nhạc cổ điển

Tối 21/4, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Dàn nhạc của Nhà hát Opera Hoàng gia Versaille (The Orchestre de L'Opéra Royal de Versailles) đã biểu diễn chương trình 'Hòa nhạc Bốn mùa' (Four Seasons Concert).
Trọn vẹn hình ảnh Hà Nội trong MV của "huyền thoại saxophone" Kenny G

Trọn vẹn hình ảnh Hà Nội trong MV của "huyền thoại saxophone" Kenny G

Trong MV "Going Home", "huyền thoại saxophone" người Mỹ Kenny G biểu diễn trong khung cảnh thơ mộng của các địa danh: cầu Long Biên lúc bình minh, Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám…
“Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” năm 2024: không gian giao lưu văn hóa đặc sắc Việt – Nga

“Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” năm 2024: không gian giao lưu văn hóa đặc sắc Việt – Nga

Chương trình đã đem đến không gian giao lưu văn hóa Việt – Nga đặc sắc dành cho những người đang theo học tiếng Nga và yêu tiếng Nga, văn hóa Nga tại Hà Nội.

Đọc nhiều

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Tính đến 28/02/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng gần 21.000 nghìn tỷ đồng so với ngày 31/12/2023.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của ...
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ...
Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Chiều ngày 26/4/2024, tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã tổ chức lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài ...
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động