e magazine
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

07:20 | 27/04/2024

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.

------------------------------

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Chương trình do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (HAUFO), Đại sứ quán Lào tại Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Đại sứ quán Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka tổ chức.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện Đại sứ quán 14 nước tại Việt Nam cùng hơn 250 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, lưu học sinh các nước đang học tập tại Việt Nam…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tết cổ truyền của một số nước châu Á là lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, được tổ chức vào giữa tháng 4 hàng năm. Tại mỗi nước, Tết cổ truyền lại có tên gọi khác nhau như: Lào - “Bun Pi May”, Campuchia - “Chol Chnam Thmey”, Thái Lan - “Songkran”, Myanmar - “Thing Yan”…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng tham gia các nghi lễ truyền thống như: lễ tắm tượng phật…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

…lễ buộc chỉ cổ tay…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

…té nước cầu may…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

…lễ hội sắc màu (holi)…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Ngoài ra, các đại biểu cũng thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật truyền thống do các nghệ sĩ Việt Nam cùng cán bộ các đại sứ quán và lưu học sinh của các nước biểu diễn.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội cho biết, đây là lần thứ 20 chương trình được tổ chức, nhận được sự hưởng ứng không chỉ của các quốc gia châu Á mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới như Cuba, Venezuela… Lễ hội chưa được tổ chức ở bất kỳ quốc gia nào khác cho thấy Hà Nội cũng như Việt Nam là một địa chỉ đáng tin cậy, yêu chuộng hòa bình.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Gửi lời chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng đến bạn bè quốc tế, ông Nguyễn Ngọc Kỳ hy vọng, những nghi lễ, tiết mục mang đậm màu sắc văn hoá cổ truyền của mỗi nước trong chương trình sẽ giúp các bạn được sống trong không khí của ngày Tết cổ truyền trên quê hương mình.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Theo Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao, chương trình đã tạo cơ hội cho người dân Việt Nam, người dân thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn về lễ hội truyền thống, văn hóa lâu đời của các nước châu Á. Nhân dịp này, Đại sứ đã giới thiệu về lễ hội Bunpimay truyền thống của Lào với ý nghĩa xua đi những điều không tốt không lành và chúc tụng, cầu mong cho nhau một năm mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đâm chồi, nảy lộc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cầu mong cho đất nước thanh bình, thịnh vượng.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Bạn Khin Kant Kaw (Myanmar), sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi đón Tết xa nhà. Dù vậy, tôi cảm thấy rất gần gũi bởi văn hóa Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng. Đối với người Myanmar, Tết cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm, là dịp đoàn tụ gia đình. Trẻ em cũng được nhận tiền lì xì và được dạy làm nhiều điều tốt vào những ngày đầu năm mới. Dù có đôi chút nhớ nhà nhưng đón Tết tại Việt Nam vẫn khiến tôi cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Với 4 lần đón Tết tại Việt Nam, bạn Paphonesouk Mounsurisack (Lào), sinh viên Trường đại học giao thông vận tải cho biết đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Bạn cũng thấy hào hứng khi được hát và múa các ca khúc quê hương, giới thiệu đến các đại biểu và bạn bè các nước văn hoá và phong tục Lào.

Thực hiện: Mai Anh

Ảnh: Đinh Hòa

Mai Anh

Tin bài liên quan

Những mùa xuân của lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam

Những mùa xuân của lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam

Xa quê hương, các lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam có dịp trải nghiệm cả Tết Nguyên đán của người Việt và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đất nước mình. Với họ, đây là khoảng thời gian đong đầy cảm xúc mà còn là dịp giao lưu văn hóa đáng nhớ, giúp thêm hiểu biết và gắn kết với bạn bè quốc tế.
Lưu học sinh Campuchia vui Tết Chol Chnam Thmay

Lưu học sinh Campuchia vui Tết Chol Chnam Thmay

Tối 13/4 tại Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ đào tạo quốc tế - Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2568 (theo Phật lịch) cho các lưu học sinh Campuchia đang lưu trú, sinh sống tại Trung tâm.
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Nhân dịp Tết Bun Pi May của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Tết Chol Chnam Thmay của Vương quốc Campuchia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany.

Tin mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Chiều ngày 20/11, tại trường Đại học Srinakharinwirot đã tổ chức “Cuộc thi nói tiếng Việt bậc đại học tại Thái Lan” nhằm cổ vũ và lan tỏa tiếng Việt tại đất nước Chùa Vàng.

Tin khác

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
5 nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

5 nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 19/11, tại Đồng Nai đã diễn ra Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề: Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo. Chương trình có sự tham gia của 250 đại biểu chính thức đại diện cho 11.000 hội viên của 10 hội hữu nghị thành viên thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai.
Văn học Hàn Quốc: nhịp cầu gắn kết văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Văn học Hàn Quốc: nhịp cầu gắn kết văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Buổi giao lưu giữa Đoàn nhà văn Hàn Quốc do Giáo sư Bang Hyun-suk (Trường Đại học Chungang) dẫn đầu, cùng 15 nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh gia, nhà báo với các sinh viên ngành Hàn Quốc học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa diễn ra tại Hà Nội.
Phiên bản di động