Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
16:20 | 02/09/2022 GMT+7

77 năm Quốc khánh: Thiêng liêng Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng

aa
Tọa lạc ở nơi cao nhất của “mỏm cực Bắc”, Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú - biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ quốc Việt Nam, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với mỗi người dân đất Việt, được đặt chân đến điểm cực Bắc của đất nước, chạm tay vào lá cờ Tổ quốc rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S này là một niềm mơ ước, là vinh dự và tự hào…
Phái đoàn Lào tại Liên Hợp Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam Phái đoàn Lào tại Liên Hợp Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
77 năm Quốc khánh: Việt Nam tự tin đảm nhiệm trọng trách quốc tế 77 năm Quốc khánh: Việt Nam tự tin đảm nhiệm trọng trách quốc tế
Chú thích ảnh
Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Ảnh tư liệu: Thành Đạt/TTXVN).

Cột cờ Lũng Cú - điểm đến du lịch hấp dẫn

Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9, chúng tôi đến Hà Giang, ghé thăm Cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Tổ quốc.

Từ thành phố Hà Giang qua gần 200 km đường núi với những đoạn cua tay áo đến chóng mặt, chúng tôi đến địa phận xã Lũng Cú, thuộc huyện Đồng Văn, nơi có Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú.

Từ xa nhìn lại, Cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi Rồng, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật trong gió đầy kiêu hãnh. Vừa là di tích lịch sử, vừa là điểm cực Bắc linh thiêng của Tổ quốc, nhiều năm qua, di tích Cột cờ Lũng Cú luôn là một điểm đến yêu thích của hàng vạn du khách gần xa.

Theo chân các du khách đến từ khắp mọi miền đất nước, chúng tôi lên thăm Cột cờ Lũng Cú - di tích lịch sử linh thiêng, hào hùng của dân tộc. Qua một chặng đi xe điện, từ vị trí nhà chờ, du khách bắt đầu hành trình leo 279 bậc thang bộ lên tới khu vực chân cột cờ trên đỉnh núi Rồng.

Có thể nói, mỗi một bước đi trên bậc thang dẫn lên cột cờ Lũng Cú, chúng tôi được trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau. Càng lên cao, cảnh đẹp của Lũng Cú càng trở nên huyền ảo. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể thỏa thê ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc. Hướng mắt xuống chân núi, là cánh đồng Thèn Pả rộng hơn 10 hécta bao trọn núi Rồng, những nếp nhà trình tường, những mái ngói âm dương cổ kính của bản Lô Lô Chải và bản người dân tộc Mông, là những cư dân sống ngay dưới chân cột cờ… cảnh sắc ấy tựa như một bức tranh thủy mặc khổng lồ trên vùng đất cao nguyên đá, gợi cho du khách những cảm nhận sâu sắc về sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người miền biên ải.

Từ chân cột cờ, men theo 135 bậc thang hình xoắn ốc, chúng tôi leo lên đỉnh cột cờ. Khoảnh khắc đứng giữa nơi cao ngất trên đỉnh cực Bắc, ngước mắt ngắm nhìn lá cờ đỏ thắm tung bay phần phật, kiêu hãnh trong nắng, gió vùng biên ải, đặc biệt là khi được chạm tay vào lá cờ đỏ linh thiêng… khiến chúng tôi tràn ngập xúc động và cũng rất đỗi tự hào.

Anh Nguyễn Quốc Thắng, một du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết đây là lần đầu tiên anh đến Hà Giang, đến thăm Cột cờ Lũng Cú, nơi cực Bắc Tổ quốc. "Giây phút được chạm tay vào lá cờ Tổ quốc, tôi cảm thấy thật thiêng liêng, cũng thật tự hào”, anh Thắng bày tỏ.

Không chỉ anh Thắng, mà nhiều du khách khác đều xúc động khi được đặt chân đến Di tích lịch sử Quốc gia linh thiêng này. Ông Nguyễn Văn Hùng, một cựu chiến binh đến từ Nghệ An rơm rớm nước mắt: “Đã ngoài 70 tuổi, nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi đến thăm Cột cờ Lũng Cú. Tôi leo được lên đến đây, được nghe Quốc ca trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, được chạm tay vào lá cờ thiêng liêng này là tôi đã mãn nguyện lắm, không còn gì phải nuối tiếc nữa rồi”, ông Hùng xúc động chia sẻ.

Chị Lưu Thị Hạnh, giáo viên trường Tiểu học Lũng Cú cho biết, chị sống và làm việc ở đây đã gần 5 năm, nhiều lần đưa các đoàn khách và đại biểu lên tham quan cột cờ, nhưng lần nào lên đây chị cũng thấy xúc động, đặc biệt là những lần được tham gia lễ thượng cờ, nghe tiếng Quốc ca vang lên hùng tráng, chị cảm thấy thật thiêng liêng, thật vinh dự và tự hào.

Biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc

Chú thích ảnh
Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) luôn là điểm check-in với nhiều du khách (Ảnh: PV).

Những ai đặt chân đến Cột cờ Lũng Cú, chắc hẳn sẽ không quên được câu chuyện nhuốm màu huyền thoại về đỉnh Lũng Cú, mà cô thuyết minh viên duyên dáng vẫn thường kể mỗi khi có du khách đến thăm. Chuyện kể rằng, Lũng Cú là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, trong đó nhiều nhất là đồng bào Mông và Lô Lô.

Lũng Cú có nhiều tên gọi, theo cách gọi dân dã, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mông, thì Lũng Cú là Lũng ngô (vì theo tiếng Mông, cú có nghĩa là ngô). Còn đồng bào dân tộc Lô Lô thì gọi Lũng Cú là Long Cư - nơi rồng ở.

Tương truyền rằng, khi xưa, rồng tiên xuống trần gian du ngoạn, vì yêu mến cảnh sắc tuyệt vời nơi đây, mà đậu xuống ngọn núi trước làng, chính là ngọn núi Rồng ngày nay. Yêu mến mảnh đất này, nhưng rồng tiên cũng nhận thấy cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng cực khổ, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nên trước khi về trời, rồng tiên động lòng trắc ẩn, đã để hai con mắt của rồng tại nơi này. Và hai mắt rồng đã hóa thành hai hồ nước ngọt ở hai bên chân núi. Một hồ nước của làng Thèn Pả (thuộc làng dân tộc Mông) và một hồ nước của làng dân tộc Lô Lô.

Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt đi phần vất vả. Điều kỳ diệu là, dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở hai hồ này không bao giờ cạn. Xưa kia, người dân trong làng vẫn sử dụng nước ở hai hồ để ăn uống và sinh hoạt. Nhưng ngày nay, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, xây dựng cho các hộ gia đình những bể chứa nước mưa tại nhà. Chính vì vậy, người dân không sử dụng nước ở hồ để sinh hoạt nữa, mà chỉ sử dụng để tưới tiêu phục vụ mùa màng.

Cùng với truyền thuyết về núi Rồng, chúng tôi còn được nghe câu chuyện lịch sử đầy oai hùng về Cột cờ Lũng Cú. Sử sách ghi lại, di tích Cột cờ Lũng Cú ra đời từ thời Lý. Khi xưa, Thái úy Lý Thường Kiệt hội quân về trấn ải vùng đất biên thùy, đã cho cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta. Từ đó, trong suốt chiều dài lịch sử, mảnh đất biên ải nơi cực Bắc Tổ quốc luôn được bảo vệ, giữ gìn.

Đến thời Tây Sơn, khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược, nhận ra tầm quan trọng của vùng đất biên ải này, ông đã cho xây dựng một đồn gác nơi đây, dưới đồn gác cho đặt một trống đồng, mỗi một canh được đánh lên ba hồi đĩnh đạc, vang xa để khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Cũng vì lẽ đó, mảnh đất này còn có tên gọi là Long Cổ (tức trống của vua).

Đến năm 1978, Đồn Công an nhân dân vũ trang Lũng Cú (nay là Đồn Biên phòng Lũng Cú) cho cắm cột cờ trên đỉnh núi Rồng tại vị trí bây giờ. Lúc đó, cột cờ chỉ bằng cây sa mộc, cao 12 m, lá cờ rộng 1,2 m2. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, đỉnh núi Rồng được lực lượng Công an nhân dân vũ trang Lũng Cú đóng chốt, bảo vệ vững vàng.

Năm 2000, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang, đã cho phép huyện Đồng Văn xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia - Cột cờ Lũng Cú, bằng bê tông cốt thép, thay cho cột cờ bằng gỗ lúc bấy giờ. Để phù hợp với cột cờ to và bề thế, thì lá cờ rộng 54 m2 được ra đời. Với những giá trị lịch sử sâu sắc, ngày 18/11/2009, Nhà nước đã công nhận Cột cờ Lũng Cú là Di tích lịch sử Quốc gia.

Năm 2010, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lên thăm Cột cờ Lũng Cú, đã đồng ý cho phép Hà Giang xây dựng cột cờ mới to đẹp hơn, bề thế hơn để khẳng định vị thế của đất nước ta trong công cuộc đổi mới và khẳng định chủ quyền quốc gia.

Cột cờ Lũng Cú hiện nay được khởi công ngày 8/3/2010, hoàn thành vào đúng ngày Quốc khánh 2/9/2010. Cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng, có có độ cao 1.468 m so với mặt nước biển. Tổng chiều cao cột cờ là gần 35m, lá cờ rộng 54 m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Dưới chân cột cờ có 8 bức phù điêu bằng đá xanh, trên 8 bức phù điêu là những hình ảnh minh họa quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, đan xen vào đó là các nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang. Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa gợi nhớ tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta.

Trong suốt những năm tháng chiến tranh và đến mãi sau này, nhiệm vụ bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú được giao cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Lũng Cú. Khi lá cờ bạc màu hoặc bị rách, các chiến sỹ thay thế bằng một lá cờ mới.

Chị Nguyễn Thị Hòa, thuyết minh viên tại điểm di tích Quốc gia Cột cờ Lũng Cú cho biết, nhiều năm nay, điểm Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Sau gần 2 năm vắng khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm 2022 đến nay, lượng khách đến Lũng Cú tương đối ổn định, trung bình mỗi ngày di tích đón khoảng 200-300 du khách đến thăm nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc, cảm nhận tầm vóc non sông đất nước Việt Nam ta...

Chị Nguyễn Thị Hòa cho biết, mỗi lá cờ Tổ quốc đều có số hiệu, có hồ sơ cụ thể về ngày, giờ thượng cờ, hạ cờ. Những lá cờ Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã phai màu vì nắng mưa hay bị rách vì gió bão, được Đồn Biên phòng Lũng Cú giữ lại và làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đến thăm Lũng Cú. Đến nay, truyền thống ấy vẫn được lưu giữ, những lá cờ Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú đã trở thành một kỷ vật thiêng liêng, mà rất nhiều đoàn công tác mong muốn có được.

Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam tại Bra-xin Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam tại Bra-xin
Tối ngày 30/8 tại thủ đô Brasilia, Đại sứ quán Việt Nam tại Bra-xin đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 77 năm quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022).
Trung ương Hội hữu nghị Lào -Việt Nam chúc mừng 77 năm ngày Quốc khánh Việt Nam Trung ương Hội hữu nghị Lào -Việt Nam chúc mừng 77 năm ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày 31/8, GS. Boviengkham Vongdala - Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Lào -Việt Nam đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam –Lào Trần Văn Túy nhân dịp 77 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2022).
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cột cờ Lũng Cú, điểm đến nơi cực Bắc Việt Nam

Cột cờ Lũng Cú, điểm đến nơi cực Bắc Việt Nam

Cột cờ Lũng Cú là cột cờ Quốc gia, nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Cột cờ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hãy một lần đến đây để cảm nhận về niềm tự hào thiêng liêng hai tiếng Việt Nam nơi cực Bắc Tổ quốc.
Du lịch 30/4: Thỏa mãn từ “A đến Z” với những địa điểm hấp dẫn gần Hà Nội

Du lịch 30/4: Thỏa mãn từ “A đến Z” với những địa điểm hấp dẫn gần Hà Nội

Chỉ đứng sau Tết Nguyên Đán về số ngày nghỉ trong năm, 30/4 - 1/5 là cơ hội tuyệt vời để tạm xa phố thị, trút bỏ sự ngổn ngang của công việc để dành cho bản thân và gia đình những khoảnh khắc thư thái, những trải nghiệm khó quên.

Các tin bài khác

Kotler Awards 2024 chọn Tràng An, Ninh Bình là điểm đến có ảnh hưởng

Kotler Awards 2024 chọn Tràng An, Ninh Bình là điểm đến có ảnh hưởng

Quần thể danh thắng Tràng An đã vinh dự nhận giải “Impactful Destination - Điểm đến có ảnh hưởng” của giải thưởng Kotler Awards 2024.
Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 9-11/12/2024. Sự kiện dự kiến thu hút 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương của các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam, cùng các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân.
CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.
Giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đến các bạn Việt Nam

Giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đến các bạn Việt Nam

Ngày 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đọc nhiều

Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Luân: Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Luân: Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Những năm qua, Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) luôn là nơi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo vùng cao.
VUFO và CAFIU cùng tìm biện pháp tăng cường hợp tác

VUFO và CAFIU cùng tìm biện pháp tăng cường hợp tác

Mục tiêu này đã được thảo luận giữa ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và ông Cát Bỉnh Hiên, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIII, Chủ tịch Hội Giao lưu Quốc tế Trung Quốc (CAFIU) trong buổi làm việc ngày 4/12, tại Hà Nội.
Cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị

Cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị

Ngày 5/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết những diễn biến vừa qua tại Hàn Quốc chưa tác động tới sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại địa bàn.
Hoạt động tình nguyện của sinh viên Lào, Campuchia tại Việt Nam: Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Hoạt động tình nguyện của sinh viên Lào, Campuchia tại Việt Nam: Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Những ngày hè rực rỡ, sinh viên Lào và Campuchia khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, đồng hành cùng các bạn trẻ Việt Nam. Từ những việc làm giản dị như hiến máu, dọn mương hay chăm sóc trẻ em, họ không chỉ mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng mà còn xây dựng nhịp cầu đoàn kết, gắn bó bền chặt giữa ba dân tộc anh em.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Phiên bản di động